[Chia sẻ]
‘PERSONAL STATEMENT’ 🤗
– LÁ THƯ TỰ GIỚI THIỆU CỦA BẠN TIN NHÁI
Tin Nhái nhà mình đang theo học năm hai, hệ thống IB (International Baccalaureate – Tú tài Quốc tế) tại Anh. Hệ thống này, theo mình biết được áp dụng khá phổ biến tại nhiều trường quốc tế, và học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học theo hệ thống này sẽ được dựa trên kết quả học tập để đăng ký vào nhiều trường đại học trên thế giới chứ không chỉ tại Anh. Với quy định là mỗi học sinh sẽ được nhà trường cấp cho một kết quả học tập dự kiến với điểm số tổng của các môn các bạn chọn tùy theo ngành học (theo hệ thống IB, mỗi học sinh sẽ tự chọn 6 môn học, với hai mức: cơ bản và nâng cao). Tổng điểm dự kiến này được trường đưa ra dựa trên thực lực của mỗi bạn.
Sau đó, mỗi học sinh sẽ phải tự soạn một ‘Personal Statement’ – một dạng thư tự giới thiệu, để diễn đạt vì sao mình mong muốn vào trường đại học này. Một học sinh tại Anh thông thường được chọn năm trường đại học, tương tự kiểu ‘Nguyện vọng 1, Nguyện vọng 2… của bên mình). Sau khi các trường đại học ấy nhận được các Personal Statement này, trong vòng vài tuần tiếp theo, các trường hợp nào được các trường quan tâm, các trường sẽ gửi thư lại. Có trường hợp thì thông báo nhận luôn (dĩ nhiên là với điều kiện cuối năm kết quả thực tế phải đạt hòm hòm với kết quả dự kiến); có trường yêu cầu thực hiện phỏng vấn.
Với trường hợp cụ thể của Tin, trong năm trường đã gửi Personal Statement đi, Tin được thông báo nhận thẳng vào một trường. Trường thứ hai, sau khi qua phỏng vấn, cũng được thông báo là nhận luôn. Duy có trường hợp làm Tin căng thẳng nhất, là cụm đại học Oxford, trường hẹn lên lưu lại trường trong vòng ba ngày để dự hai cuộc phỏng vấn và thi đàn cho đầu vào hai trường đại học thành viên trong cụm trường này. (À, để mình giải thích thêm về khái niệm Đại học Oxford. Oxford không phải là một trường đại học duy nhất, mà là một quần thể, gồm 39 trường đại học thành viên (tính cho tới năm nay), quây quần cùng nhau trên địa bàn trung tâm thành phố Oxford, tạo nên một thương hiệu Oxford University nhiều năm qua đào tạo ra nhiều nguyên thủ quốc gia của nhiều nước trên thế giới đó. Các đại học thành viên được gọi là các College, chứ ở Anh, College không mang nghĩa là trường Cao đẳng như ở Mỹ).
Tin Nhái nhà mình không nằm trong nhóm học sinh xuất sắc nhất của trường. Tuy vậy, việc nhờ một Personal Statement mà được nhiều trường tiếp nhận một cách nhiệt tình như vậy, nhìn theo một cách nào đó, vẫn chứng minh rằng cái Personal Statement này tương đối hiệu quả. Mình nằn nì mãi, cậu chàng mới chuyển cái Personal Statement của cậu sang cho mình xem. Mà còn mắc cỡ, nói con gửi đi hết rồi con mới gửi mẹ coi, coi như tham khảo thôi đó, chứ không phải xin ý kiến hay nhờ mẹ ‘chỉ điểm’ gì đâu, nha… 🙂
….
… Choy oy, ta nói, mình coi xong…, rụng nước mắt hết mấy chỗ, haha. Hèn chi mà ảnh hỏng ‘lụm tim’ mấy thành viên ban tuyển chọn hà!
Sáng nay Tin báo, con cũng đã qua xong nốt hai cuộc phỏng vấn tại đây rồi. Mình nói, những gì tốt đẹp nhất con đã cố gắng hết sức, và đã thể hiện được. Còn lại, mình để tùy duyên đi con.
Mình đợi con xong phần phỏng vấn rồi mới nói với Tin, cho phép mẹ chia sẻ với bạn đọc trang mẹ, về những kinh nghiệm của con khi viết Personal Statement để có được ấn tượng tốt đẹp nơi các trường, nha. Và mẹ sẽ muốn chia sẻ ngay giai đoạn này, khi hai cuộc phỏng vấn vào Oxford còn chưa có kết quả, để ý nghĩa của sự chia sẻ này nằm đúng vào tính hiệu quả của Personal Statement mà thôi. Sẽ có không ít các bạn cũng đang học IB hoặc tương tự muốn tham khảo dạng thông tin này, các bạn sẽ đỡ lúng túng hơn. Tin đồng ý.
Theo đó, Tin nói, Việt Nam mình tuy giáo trình dạy Văn nhiều chỗ cũng còn bất cập, tuy vậy, tinh thần chung: thể hiện được cảm xúc của mình vào các bài viết - là một điều con cho rằng rất hay nha mẹ. Các bạn con từ các nước tiên tiến hơn mình tới, các bạn viết Personal Statement đều rất tốt, rất chuẩn, nhưng nhiều bạn viết đọc ra trong đó thấy hơi khô khan, không ‘nhìn’ ra được đam mê của các bạn, cũng ít nhìn ra được ‘nét riêng’. Vậy, mình đoán, chính cái ‘nét riêng’ này sẽ thu hút sự chú ý của những nhà tuyển chọn, vốn phải đọc hàng trăm thư tự giới thiệu gửi về.
Tiếp theo, cần phải xác định: cảm xúc chỉ là chất dẫn, còn trong phần nội dung chính, ta vẫn phải có sự phân tích đủ sâu vấn đề mà mình quan tâm, được thể hiện theo quan điểm riêng của mình, dưới góc nhìn riêng của bản thân.
Cái kết cũng là phần không kém quan trọng, khi chốt lại vấn đề, mà vẫn thổi vào đó một chút cảm xúc. Ở đây, Tin cũng đã dùng một loại thủ pháp mẹ Tin cũng rất thích dùng… Đó là câu kết lặp lại chính cái ý mình dùng để mở đầu bài. Như vậy sẽ tạo được một dạng ‘điểm nhấn’ nhẹ nhàng, xóa mờ đi cảm giác ‘quá học thuật’ mà phần nội dung đã bắt buộc phải chuyển tải.
Để mọi người dễ tham khảo, mình xin trích đăng nguyên văn phần Personal Statement của Tin dưới đây bằng tiếng Anh nhé. Mình chuyển ngữ phần đầu và hai phần cuối, được gắn luôn vào dưới mỗi đoạn gốc. Riêng đoạn giữa quá tập trung vào chuyên môn phân tích âm nhạc cổ điển, xin phép không cần dịch phần này.
Hy vọng rằng Personal Statement này cung cấp được vài khái niệm về ‘nét riêng’ trong thể hiện, để giúp thêm cho nhiều bạn trẻ khác, trong bước đường tiếp tục con đường học tập của mình, nhé!
(12.12.2019 – QH)
---
[Personal Statement – Toai Nguyen]
[Thư tự giới thiệu vào trường đại học - Ứng viên Toai Nguyen]
At the age of 4, I vaguely remember the first time touching an enormous object that my mum called a Pi-a-no. Since then, music has become inextricably linked to my life. In the first week staying in the UK, without access to my school's piano, homesickness would have been extremely difficult to manage. Hence, the first reason why I am particularly interested in this course: Music helps me to release all of the psychological pressures and apprehensions that I have got.
(Năm lên bốn tuổi, tôi mơ hồ nhớ cảm giác được chạm tay lần đầu tiên vào một vật thể to đùng mà mẹ tôi gọi là “đàn Pi-a-no”. Kể từ ngày ấy, âm nhạc đã gắn liền với tôi như hai người bạn tri kỷ. Trong tuần lễ đầu tiên xa nhà đi học tại nước Anh, nếu không có cây piano tại trường, có lẽ nỗi nhớ nhà đã trở nên khó mà chịu nổi. Và đó cũng chính là lý do đầu tiên vì sao tôi đặc biệt quan tâm tới chuyên ngành này: Âm nhạc giúp tôi giải tỏa toàn bộ những căng thẳng và lo lắng tích tụ trong tôi).
In times of pressure, I found Chopin's Waltz op. 64 no.2 my perpetual favourite. Generally, I am interested in the piece's tempo indication: tempo giusto, which is fully contradicting; although the musicians may choose the tempo they prefer, following it strictly is a must. I wish to move towards strong analytical understandings of the piece (e.g. comparing features of the chromatic phrases on bar 13-16 and 45-48 respectively). Firstly, the second ascending chromatic phrase is faster than the first descending one, marked pìu mosso. Secondly, although both phrases diminuendo, their roles are quite distinct; the one on the first phrase combined with the cadential chords G#m6/4-D#7 emphasise the return of tempo I surprisingly when G#7 appears on bar 16 as a dominant of D#7, whereas the similar indication on the second one tends to push the piece, poco un poco rit, towards a peaceful ending, instead of preparing for another surprising event. Most importantly, the structures of these two phrases are relatively different; although the first one is properly chromatic, Chopin decided to duplicate all the notes (G#-G#-Fx-Fx-F#-F#...) in order to fulfill his progress of prolongation, whilst the second one is a non-continuous long phrase, where 2 shorter phrases (F#-G-G#-A and D#-E-E#-F#-Fx-G# respectively) are separately involved to resolve the piece at the high C#.
(Trong những lúc căng thẳng, bản Waltz op. 64 no.2 của nhà soạn nhạc Chopin là chọn lựa hàng đầu của tôi để nghe, để chơi, để giải tỏa).
(Tiếp theo là phần phân tích chuyên môn về tiết tấu, hòa âm, cấu trúc tác phẩm…)
I also love reading history and geography, and I sincerely believe that contextual knowledge (e.g. Polish Romanticism in Post-Duchy of Warsaw) and knowledge of the composer will facilitate my musical understanding. I have been asking some questions in terms of musical history, even though I do not formally study it at school. One of them, as someone raised in the non-Western world, was "Why are the most common musical indications in Italian, although German-speaking composers, such as W.A.Mozart and the 3Bs, are arguably more canonical?" In this case historical reading lead to the answer; the general influence of the Catholic church in the late Medieval and Renaissance periods is the starting point: For instance, thanks to Guido d'Arezzo, a Benedictine monk, the modern-day stave was created; early religious compositions like cantata, toccata and oratorio indubitably originated in Italy and spread throughout the West. The works of many important Italian instrumental makers in the Renaissance and Baroque periods acquired widespread fame, to say nothing of the material aspects such as the widespread adoption of Cristofori’s Fortepiano in the mid-18th century and the enduring reputation for quality of Italian instruments (such as the string instruments of Stradivari and Del Gesù). Hence, for a variety of reasons Italian musical culture came to be regarded as the standard, and Italian terminology was adopted widely. This is an elementary example of the questions about the relationships between the historical and cultural aspects of music, another reason why I chose to apply to the university's music degree.
(Tôi cũng thích đọc những tài liệu về lịch sử, địa lý và tin rằng những kiến thức về bối cảnh xã hội cũng như vị trí địa lý của một nền âm nhạc (chẳng hạn như “Âm nhạc Lãng mạn ở Ba Lan ở thời kỳ Hậu Công quốc Warszawa), thêm vào đó là sự hiểu biết về những nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp việc học bộ môn Âm nhạc của tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mặc dù không được học bộ môn này một cách chính thức ở môi trường trung học, tôi đã từng đặt ra nhiều câu hỏi về lịch sử phát triển của Âm nhạc như một sở thích của bản thân; và một trong số đó, “Vì sao hầu hết những thuật ngữ Âm nhạc cổ điển được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Ý, trong khi những nhà soạn nhạc nói tiếng Đức (Ví dụ như Mozart và bộ 3B) thường được biết đến rộng rãi hơn?” Trong trường hợp này, tôi tin rằng việc đọc những tài liệu lịch sử và địa lý sẽ giúp tôi đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Thứ nhất, chúng ta không thể phủ nhận rằng tầm ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo La Mã trên toàn cõi châu Âu trong thời kỳ Trung đại và Hậu kỳ Trung đại (Phục hưng) chính là yếu tố hàng đầu: Nhờ Guido D’arezzo, một giáo sĩ dòng Biển Đức sống vào thế kỷ 11, khuông nhạc (hiện đại) đã ra đời và dĩ nhiên trở thành một phần không thể thiếu trong môn Âm nhạc; một số tác phẩm mang tính chất thế tục tôn giáo như oratario, cantata và toccata bắt nguồn từ đất nước hình chiếc ủng (tức Italia) và được phổ biến rộng rãi ở phương Tây. Thứ hai, yếu tố làm nên sự khác biệt của Italia với các quốc gia khác đến từ những người sáng chế nhạc cụ: Xuyên suốt thời kỳ Phục hưng và Baroque, chúng ta không thể không kể đến sự phổ biến của cây đàn fortepiano được sáng tạo đầu tiên bởi Bartholomeo Cristorri di Francesco ở Italia vào thế kỷ XVIII, và đồng thời là sự trường tồn theo thời gian của những kiệt tác nhạc cụ bộ dây kinh điển được tạo ra bởi những nghệ nhân Stradivari và del Gesù. Nhìn chung, vì rất nhiều lý do mà Âm nhạc hàn lâm Italia được xem như là chuẩn mực của Âm nhạc Cổ điển (Đặc biệt là thời kỳ đầu), nên các thuật ngữ Âm nhạc cũng trở nên phổ biến theo. Đây là một ví dụ đơn giản của những câu hỏi về sự tương quan giữa các khía cạnh lịch sử và văn hóa của Âm nhạc, thêm một lý do nữa khiến tôi muốn chọn ngành học này.
I have had to carefully manage my time to study outside school and practise adequately, because the subject is not available in my school. Before arriving in the UK, I was managing the Secondary school's Music club; since being here, I have had the opportunity to perform several times a year including a graduation ceremony at Oxford Town Hall, as well as playing in the Community's programmes back in my home country during the Summer holidays. Wherever I go, the enormous object that I vaguely remember my mum called a "Pi-a-no" at the age of 4 will never be separated from me.
(Tôi đã phải xoay sở thời gian khá vất vả để vẫn theo học Âm nhạc bên ngoài cũng như luyện tập Âm nhạc được đường hoàng, bên cạnh đảm bảo học tốt các môn chính thống tại trường (vì môn Âm nhạc không có trong danh mục các môn học thuộc hệ thống IB ở trường tôi). Trước khi đến Anh, tôi từng có thời gian làm quản lý Câu lạc bộ Âm nhạc ở trường cấp 2; và tôi đã có cơ hội biểu diễn nhiều hơn khi đặt chân đến Vương quốc Anh – chẳng hạn như tại Lễ tốt nghiệp của khóa các anh chị năm trước vào năm ngoái, và tôi cũng biểu diễn trong một số chương trình tại quê nhà Việt Nam của tôi trong những ngày nghỉ hè. Dù ở nơi nào đi chăng nữa, cái vật thể to đùng mẹ tôi từng gọi là “đàn Pi-a-no” trong trí nhớ mơ hồ của tôi ở cái tuổi lên bốn năm nào sẽ không bao giờ tách rời khỏi cuộc đời tôi).
_****_
😊 Đi kiếm hình gắn vô bài viết này, ra mấy tấm hình cũ thấy thương quá... Hình đầu là những ngày đầu tiên ảnh mô tả "mơ hồ nhớ vật thể to đùng mà mẹ tôi gọi là 'Đàn Pi-a-no'" đó. Hình tiếp theo là đúng cái năm ảnh bắt đầu học nhạc, năm 4 tuổi. Hình 3... khỏi giải thích rồi. Bây giờ của ảnh và mẹ, toàn chụp màn hình lúc mẹ một đầu con một đầu thế giới không hà... 😊
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過23萬的網紅SOSHI Net,也在其Youtube影片中提到,Weekly Kicks Information June 2019 #4 6月4週目(6/24~6/30) 6月26日(水) ナイキ エアマックス 95 ブラック/インペリアル ブルー NIKE AIR MAX 95 BLACK/IMPERIAL BLUE 価格:19,440円(税込) Styl...
「progress bar c」的推薦目錄:
- 關於progress bar c 在 Quynh Huong Le Do Facebook 的最佳貼文
- 關於progress bar c 在 SOSHI Net Youtube 的最讚貼文
- 關於progress bar c 在 serpentza Youtube 的最佳解答
- 關於progress bar c 在 How to make a "progress bar" using printf? [duplicate] - Stack ... 的評價
- 關於progress bar c 在 A simple command-line progress bar in C - gists · GitHub 的評價
- 關於progress bar c 在 Progress Bar in C++ - Code Review Stack Exchange 的評價
- 關於progress bar c 在 om7h 的評價
- 關於progress bar c 在 Nyan Cat Progress Bar for YouTube™ 的評價
- 關於progress bar c 在 Progress bar, Dribbble design, Interactive design - Pinterest 的評價
progress bar c 在 SOSHI Net Youtube 的最讚貼文
Weekly Kicks Information June 2019 #4
6月4週目(6/24~6/30)
6月26日(水)
ナイキ エアマックス 95 ブラック/インペリアル ブルー
NIKE AIR MAX 95 BLACK/IMPERIAL BLUE
価格:19,440円(税込)
Style Code:CJ7553-001
マシュー・ウィリアムズ × ナイキ ウィメンズ フリー TR フライニット 3 SP 2カラー
MMW × NIKE WMNS FREE TR FLYKNIT 3 SP 2Colors
価格:35,100円(税込)
Style Code:AQ9201-001/AQ9201-100
マシュー・ウィリアムズ × ナイキ フリー TR フライニット 3 SP 2カラー
MMW × NIKE FREE TR FLYKNIT 3 SP 2Colors
価格:35,100円(税込)
Style Code:AQ9200-001/AQ9200-100
6月28日(金)
プレジャーズ × リーボック クラシック クラブ C
PLEASURES × Reebok CLASSIC CLUB C
価格:12,960円(税込)
Style Code:DV9908
プレジャーズ × リーボック クラシック アズトレック
PLEASURES × Reebok CLASSIC AZTREK
価格:14,040円(税込)
Style Code:DV9922
オフ ホワイト × ナイキ エア ズーム テラ カイガー 5 "アスリート イン プログレス コレクション” 3カラー
OFF-WHITE × NIKE AIR ZOOM TERRA KIGER 5 ATHLETE IN PROGRESS COLLECTION 3Colors
価格:17,280円(税込)
Style Code:CD8179-001/CD8179-100/CD8179-300
ナイキ N.354 ドロップ タイプ LX “サミット ホワイト"
NIKE N.354 DROP TYPE LX “SUMMIT WHITE”
価格:8,100円(税込)
Style Code:AV6697-100
6月29日(土)
アディダス オリジナルス イージー ブースト 700 "ユーティリティ ブラック"
adidas originals YEEZY BOOST 700 "UTILITY BLACK”
価格:39,960円(税込)
Style Code:FV5304
ナイキ ショックス BB4 "オリンピック”
NIKE SHOX BB4 “OLYMPIC”
価格:$160(日本国内未定)
Style Code:AT7843-100
ナイキ エアジョーダン 1 レトロ ハイ OG “ブラック”/ホワイト/ジム レッド"
NIKE AIR JORDAN 1 RETRO HIGH OG “BLACK/WHITE/GYM RED”
価格:17,280円(税込)
Style Code:555088-061
◆Resource
・Sneaker Wars
→http://sneakerwars.jp
→https://sneakerwars.jp/items/view/10079
・Sneaker News
→https://sneakernews.com
→https://sneakernews.com/2019/06/06/nike-drop-type-lx-av6697-100-release-date/
・Sneaker Bar Detroit (SBD)
→https://sneakerbardetroit.com
・Webマガジン「AXIS」
→https://www.axismag.jp/posts/2019/06/132071.html
・AFEW STORE
→https://www.afew-store.com/en/nike-drop-type-summit-white-black-white-deeproyal-blue/
☆チャンネル登録はこちら↓
■SOSHI-Net
http://www.youtube.com/user/SOSHInetCH?sub_confirmaition=1
☆Twitter↓
https://twitter.com/soshi_muzic
☆instagram↓
https://instagram.com/SOSHI_MUZIC/
■お手紙などは
〒106-6137
東京都港区六本木6丁目10番1号
六本木ヒルズ森タワー37階
UUUM株式会社 SOSHI Net宛
■お仕事関連の依頼は下記までお願い致します。
→https://www.uuum.co.jp/inquiry_promotion
------------------------------------------------------------------------------
◆使用機材
・メインカメラ:http://amzn.to/2Fnyab4
・レンズ:http://amzn.to/2CUSpOR
・マイク:http://amzn.to/2D0N20z
・サブカメラ 1:http://amzn.to/2FoRnc3
・サブカメラ2:http://amzn.to/2FnegN2
・照明:http://amzn.to/2FlsoGG
------------------------------------------------------------------------------
◆楽曲提供
Production Music by http://www.epidemicsound.com
https://artlist.io/
効果音提供元: 効果音ラボ,Music is VFR
画像/動画素材提供元: PIXTA
Ending
・AIRMAX (REMIX) [feat. DON-KEY BABY & 勝] - CRD
→http://ur0.biz/Ojng
------------------------------------------------------------------------------
progress bar c 在 serpentza Youtube 的最佳解答
Everyone loves China's innovative bike sharing schemes... Well they used to! People still love to ride them, but new companies are flooding the market and the amount of these bikes around the city are insane! They're becoming a problem and are being neglected, left in strange places, vandalised and you won't believe the footage I have of them in this video! Come and see how bike sharing has gone overboard in China!
Mobike (Chinese Simplified: 摩拜单车, Mo-bai bicycle), founded and owned by Beijing Mobike Technology Co., Ltd. (Chinese Simplified: 北京摩拜科技有限公司), is a fully station-less bicycle-sharing system headquartered in Beijing, China. It is the world's largest bicycle operator, and in December 2016, made Shanghai the world's largest bike-share city.
In January 2017, Mobike raised $215 million in Series D funding led by Tencent and Warburg Pincus.
Access to Mobike bicycles is achieved using the purpose-built Mobike application, which requires a pre-paid 299 yuan fee to prevent deliberate damage of Mobike property. Each user is required to register using their mobile number alongside his/her national identification number (Passport identification and verification is also available for non-Chinese citizens). The software automatically disallows users under the age of 14 to use the app, through the identification number.
To use a bicycle, a user presses the black button near the bottom labeled "扫码开锁" (Scan code to unlock), which brings up a QR-code scanning interface, which requires the user to place the QR-code of a bicycle into the scanning area, after which the software will produce a low-toned beep to indicate a success in scanning the code. After a successful scan a progress bar will appear on the screen, indicating the "Progression of unlocking". With a successful unlock, the electronic lock on the bike will produce three short beeps followed by the characteristic "Tuck" sound generated by the lock opening. In the app, the progress bar fills to 100%, and the notice "开锁成功" (Unlock successful) appears for a short period before getting replaced by the rental timing interface. This interface also records the distance traveled, time spent, energy the user spent using the vehicles (in kCals), and an orange banner indicating the number of the bike and the estimated cost of using the bike. The first three stats shown on the interface will be added to the total value on the user page, while the cost will be deducted from the user's account. If several seconds elapse after the bar fills to 98% without starting the trip in the APP, an error will be reported to the user asking them to try again or change to another bicycle.
Availability in deployed cities is high, but reduces as the distance from the city center increases. Many Mobike bicycles can be found at entrances to metro stations. It is currently deployed in dozens of Chinese cities, which includes but are not limited to Beijing, Shanghai, Guangzhou, Shenzhen, Chengdu, Ningbo, Xiamen, Foshan, Zhuhai, Changsha, Hefei, Shantou, Haikou, Deyang, Nanning, Xi'an and Wuhan.
⚫ Watch Conquering Southern China (my documentary) and see China like no one outside of China has ever seen it before: https://vimeo.com/ondemand/conqueringsouthernchina
⚫ Support me on Patreon: http://www.patreon.com/serpentza
Join me on Facebook: http://www.facebook.com/winstoninchina
Twitter: @serpentza
Instagram: serpent_za
My other channel: https://www.youtube.com/c/advchina
Music used: Tourach - Fly By Night
progress bar c 在 A simple command-line progress bar in C - gists · GitHub 的推薦與評價
#Progress in C. This is in an example meant to present some ideas regarding command-line progress bars in C. ##Important parts. ... <看更多>
progress bar c 在 Progress Bar in C++ - Code Review Stack Exchange 的推薦與評價
Progress Bar in C++ ... Some explanation about my code. I've used three parameters in order to make a header called "progress_bar.h", so whenever ... ... <看更多>
progress bar c 在 How to make a "progress bar" using printf? [duplicate] - Stack ... 的推薦與評價
... <看更多>
相關內容