NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
同時也有15部Youtube影片,追蹤數超過13萬的網紅げんじ_womens,也在其Youtube影片中提到,ご視聴ありがとうございます!少しでも参考になったら高評価、チャンネル登録よろしくお願いします☺! →http://www.youtube.com/channel/UC9RH6iJ_sZh2xsEeZkOhb9A?sub_confirmation=1 <目次> 0:00 オープニング 3:48 20...
「runway magazine」的推薦目錄:
- 關於runway magazine 在 Daoonclouds Facebook 的最佳解答
- 關於runway magazine 在 Cổ Động Facebook 的最佳貼文
- 關於runway magazine 在 Haruehun Airry Facebook 的最佳解答
- 關於runway magazine 在 げんじ_womens Youtube 的最佳解答
- 關於runway magazine 在 MING'S Youtube 的最佳解答
- 關於runway magazine 在 MING'S Youtube 的最讚貼文
- 關於runway magazine 在 Runway Magazine (RunwayMagazineOfficial) - Pinterest 的評價
- 關於runway magazine 在 Runway Magazine - Home | Facebook 的評價
- 關於runway magazine 在 RUNWAY MAGAZINE ® - YouTube 的評價
runway magazine 在 Cổ Động Facebook 的最佳貼文
NHỮNG NGƯỜI TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA MV 'ĐÔI KHI'
MV 'của chồng công vợ' cộp mác Nodey x Suboi mang tên Đôi Khi vừa được ra mắt cách đây 2 ngày, đánh dấu sự trở lại của cả 2 người với sản phẩm âm nhạc nghiêm túc và chỉn chu. Ca khúc là track thứ 10 trong album đầu tay ":- )" của Nodey, được phát hành ngày 23.10 vừa rồi.
Để có được một MV mãn nhãn và mãn tai đến vậy chắc hẳn nhiều người cũng đã tự đặt câu hỏi rằng "không biết những người tham gia vào sản xuất là ai" hay "làm thế nào để chúng ta được thưởng thức một sản phẩm nhìn rất Việt Nam & đương đại đến vậy".
Vậy hãy cùng xem những người đã góp phần tạo nên sự thành công của Đôi Khi là ai nhé.
ANH PHI (CAKO) - ĐẠO DIỄN/NHÀ SẢN XUẤT ÂM NHẠC
Trần Anh Phi (biệt danh là Cako) là người Pháp gốc Việt, hiện anh đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Cako đã từng thử sức với rất nhiều vị trí trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo, từ biên tập viên cho tạp chí, quản lý truyền thông cho kênh âm nhạc cũng như chỉ đạo nghệ thuật cho các dự án thời trang của Maison Kitsuné, và các hãng thông tấn uy tín như VICE Media, i-D Magazine. Anh cũng là một trong 5 người sáng lập ra Gãy Collective - một cộng đồng chơi nhạc tại Sài Gòn.
Năm 2016, sau trải nghiệm cùng với anh đồng nghiệp Robin với hành trình khám phá nét hoang sơ và kỳ bí của Nhật Bản, Cako đã nảy lên ý tưởng rằng: Tại sao chúng ta không làm điều đó với Việt Nam? Đó có lẽ cũng chính là lý do bây giờ Cako yêu Sài Gòn đến vậy, bằng cách đem văn hóa bản địa đến với nhiều khán thính giả hơn. Phim ngắn “Saigon Has No Label” (hợp tác với The Lab Saigon) là một minh rõ ràng chứng cho việc Cako đã thể hiện góc nhìn của mình với thành phố như thế nào.
Đến với sự hợp tác trong Đôi Khi, Cako chia sẻ:
"MV Đôi Khi giới thiệu hình ảnh Sài Gòn đến với khán giả một cách siêu thực nhất, những vẻ đẹp ngẫu nhiên ở nơi có tình yêu, gia đình và niềm tin tinh thần. Chúng ta đang sống và phát triển trên mảnh đất của ông cha và đây là cách ta nhận ra vẻ đẹp đó thông qua sự đa dạng, và bản chất riêng của mỗi người."
NGÔ THANH PHƯƠNG - BIÊN ĐẠO MÚA
Ngô Thanh Phương là nghệ sĩ/biên đạo múa với nhiều tác phẩm mang tính thử nghiệm, đương đại; cô đã từng là biên đạo cho các sô diễn nổi tiếng như Teh Dar, Palao. Từ năm 2017, Phương tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa bản địa và văn hóa đương đại. Cô bắt đầu nghiên cứu và làm việc cùng người bản địa ở khu vực Tây Nguyên với tác phẩm “Thoai” và với người Champa với tác phẩm “Palao”. Hiện cô là người sáng lập của dự án lưu trú nghệ sĩ MORUA ARTS RESIDENCY, đặt tại Hội An, với vở múa đầu tiên được thực hiện có tên X-Project.
Biên đạo múa Ngô Thanh Phương đã đưa được những điều này trong từng động tác nhảy của nhóm MORUA. Phương và 6 thành viên trong nhóm đã trải qua đợt cách ly trong đợt dịch Covid lần thứ 2 do bay từ Đà Nẵng vào Sài Gòn để thực hiện MV. Việc tận dụng khoảng thời gian trong khu cách ly, Phương cùng nhóm của mình đã tập luyện chăm chỉ đã tạo ra những chất xúc tác, cảm xúc trước ngày quay.
Ngô Thanh Phương cùng nhóm MORUA đã diễn giải và hệ thống lại các ý nghĩ này từ những lần dạo quanh đường phố Sài Gòn (hình ảnh căn nhà đầy ghế, cái mùng ngủ), từ văn hóa truyền thống (múa đương đại với quạt hình hoa sen), thành những hình ảnh đầy màu sắc trực quan. Thông qua MV, họ đã góp phần tôn vinh nhạc dân ca Việt Nam với hình ảnh các vũ công nhảy múa quanh bức tượng Hòn Vọng Phu làm bằng than và cùng nhau uống rượu cần.
ALEX FOX - STYLIST/NGƯỜI MẪU
Alex Fox (tên thật là Lê Anh Vũ) hiện đang giữ vị trí Giám đốc sáng tạo tạp chí thời trang L'Officiel Việt Nam. Không chỉ là giám đốc sáng tạo, anh còn tham gia trong nhiều vị trí khác nhau như người mẫu, stylist nên kiến thức về thời trang được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Alex đã có rất nhiều kinh nghiệm trên các sàn diễn Runway và là personal stylist cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Nhờ có cảm nhận tinh tế và mang đến phong cách patchwork tuyệt vời, cùng với Tiger Trần, Alex Fox đã tạo ra những bộ trang phục độc đáo cho những nhân vật xuất hiện trong MV Đôi Khi. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các nhà thiết kế Nguyễn Hoàng Tú, Vicki Virus, Liễu Liễu, Lê Ngọc Hà Thu.
Cuối cùng DOP Ray Lavers và Travipome đã giúp MV Đôi Khi mang đến cho khán giả một cái nhìn trực quan giữa thực và mơ cùng cảm giác bối rối khi xem MV. MV Đôi Khi do Booncha, Clubhouse và Paume đồng sản xuất. Dự án này chính là sự hợp tác nhiều tâm huyết và sự thương yêu.
___
Sau 3 ngày ra mắt, MV Đôi Khi đã đạt 206K lượt xem trên kênh youtube của 88rising & 455K lượt xem trên kênh youtube của Nodey.
runway magazine 在 Haruehun Airry Facebook 的最佳解答
Etiquette of a Gentleman: shoot nude regularly. We have shot some recent nudes last weekend. Tu always tells me he is grateful that our first nude shoot back in the day has really got him into fame commercially: modelling, endorsement, show biz, runway and stuff. Some of his fans told me that they have been the fans of him since he did a, sort of, underground magazine shooting. I respect that fact too, because I really have seen it too, since I was a student. Now he is a father of a child. So the Etiquette of a Gentleman is always shoot nude. Life is a journey. Body has its down time and peak time. These images of your physical records will only bring all the positive energy as long as you are an optimistic person. Think positive. Being sexy comes from the mind.
runway magazine 在 げんじ_womens Youtube 的最佳解答
ご視聴ありがとうございます!少しでも参考になったら高評価、チャンネル登録よろしくお願いします☺!
→http://www.youtube.com/channel/UC9RH6iJ_sZh2xsEeZkOhb9A?sub_confirmation=1
<目次>
0:00 オープニング
3:48 2021AWのキーワード
7:36 トレンドカラー
9:31 トレンドアイテム
12:06 エンディング
トレンド解説日本市場編
●2021年秋冬に絶対買うべきトレンドアイテムとは?日本レディースファッション解説!【2021AW】
https://youtu.be/exet193gDBw
動画内の画像は以下を引用しました。
CELINE 2018 pre fall
https://www.vogue.co.jp/fashion/trends/2018-05-17/celine
ROSETTA GETTY 2021年秋冬コレクションコレクション | ニューヨーク | 画像25枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/rosetta-getty/2021aw/
Chloé 2021年秋冬コレクションコレクション | パリ | 画像30枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/chloe/2021aw/
【ルック】「アクネ ストゥディオズ」2021-22年秋冬パリ・コレクション | WWDJAPAN
https://www.wwdjapan.com/articles/1187008
2021-22秋冬プレタポルテ - ミュウミュウ(MIU MIU) |コレクション(ファッションショー)|VOGUE JAPAN
https://www.vogue.co.jp/collection/brand/miu-miu/21aw-rtw
Hailey Bieber Green Leather Coat
https://www.harpersbazaar.com/fashion/street-style/a30997860/hailey-bieber-green-vegan-leather-coat/
【ルック】「ロエベ」2021-22年秋冬パリ・コレクション | WWDJAPAN
https://www.wwdjapan.com/articles/1188751
ナヌーシュカ(Nanushka) 2021-22年秋冬ウィメンズ&メンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/14207
2021プレフォール - ジル・サンダー(JIL SANDER) ランウェイ|コレクション(ファッションショー)|VOGUE JAPAN
https://www.vogue.co.jp/collection/brand/jil-sander/21-prefall/runway/page/2
ジル サンダー(JIL SANDER) 2021-22年秋冬ウィメンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/14248
2021-22秋冬プレタポルテ - ジル・サンダー(JIL SANDER) ランウェイ|コレクション(ファッションショー)|VOGUE JAPAN
https://www.vogue.co.jp/collection/brand/jil-sander/21aw-rtw/runway
BOTTEGA VENETA WARDROBE 02コレクション | 画像64枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/bottega-veneta/wardrobe02/2021-pre-fall-collection/
3.1 フィリップ リム(3.1 Phillip Lim) 2021年秋ウィメンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/14155
3.1 フィリップ リム(3.1 Phillip Lim) 2021年秋ウィメンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/14155
CHANEL 2021年秋冬コレクションコレクション | パリ | 画像56枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/chanel/2021aw/
FENDI -Women's- 2021年秋冬コレクションコレクション | ミラノ | 画像54枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/fendi/womens/2021aw/
HERMÈS -Women's- 2021年秋冬コレクションコレクション | パリ | 画像46枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/hermes/womens/2021aw/
PRADA 2021年秋冬コレクションコレクション | ミラノ | 画像46枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/prada/2021aw/
ジル サンダー(JIL SANDER) 2021年プレフォールウィメンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/13846
TOD'S -Women's- 2021年秋冬コレクションコレクション | ミラノ | 画像25枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/tods/2021aw/
ナヌーシュカ(Nanushka) 2021年プレフォールウィメンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/13916
【ルック】「シャネル」2021-22年秋冬パリ・コレクション | WWDJAPAN
https://www.wwdjapan.com/articles/1189754
BOTTEGA VENETA ELEVATES ESSENTIALS FOR THE EVERYDAY WE DREAM ABOUT | LN-CC
https://asia.ln-cc.com/ja/feed/bottega-veneta-elevates-essentials-for-the-everyday-we-dream-about/SS21-in-focus-bottega-veneta-feature.html
グッチ アリア(GUCCI ARIA) 2021年秋ウィメンズ&メンズコレクション - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/collections/14521
STELLA McCARTNEY Winter 2021 Collectionコレクション | 画像30枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/stella-mccartney/2021aw/
GAUCHERE FW21 womenswear #6 - The Fashion Search Engine - TAGWALK
https://www.tag-walk.com/en/look/275571
2021-22秋冬のトレンドカラーは? 6大流行色とおすすめのファッションコーデを解説
https://www.ellegirl.jp/fashion/trend/a35947972/2021aw-fashion-trend-color-21-0329/
CELINE 2021 Winter Collectionコレクション | 画像56枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/celine/winter/2021aw/
CHANEL 2021年秋冬コレクションコレクション | パリ | 画像56枚 - FASHIONSNAP.COM
https://www.fashionsnap.com/collection/chanel/2021aw/
Chanel Fall Winter 2021-2022 chez Castel - RUNWAY MAGAZINE ® Mana
https://runwaymagazines.com/mi/chanel-fall-winter-2021-2022-chez-castel/
--------------------------------------------------------------------------------
𓁙AZUSA
●Instagram
https://www.instagram.com/azusalulu/
𓀊GENJI
●YouTube
https://www.youtube.com/channel/UCXrp0H7BPBHx2YTYMiiKEAA
●Instagram
https://www.instagram.com/genji_official_/
--------------------------------------------------------------------------------
𓀊GENJI Profile
毎日ファッションやコーデを 色んなSNSで投稿してるげんじです!
普段はメンズ”ファッションYouTuber”として動画を投稿していて、ありがたくも 65.1万人ご登録頂いてます!
また、日本最大のファッションコーディネートアプリ『WEAR』で76万人の方にフォローして頂いております!
一人でも多くの方にファッションの魅力を知って頂き日本中をお洒落にしたいと本気で思っています☺!!
良ければ是非チャンネル登録お待ちしております(´▽`)!
--------------------------------------------------------------------------------
お問い合わせはこちらまで!
→d.ogawa1111@gmail.com
じゃあʕ•ᴥ•ʔ
#ファッション #fashion #レディース #服 #プチプラ #UNIQLO #GU #ブランド #コーデ #お洒落
runway magazine 在 MING'S Youtube 的最佳解答
今年時裝周跟以往傳統實體時裝周有點不同,不少品牌改由數碼及影像形式展示服裝,今天MING’S為你盤點 5 大必看 2021 秋冬男裝時裝騷!
#MINGS #MINGSHK #FASHIONSHOW #RUNWAY #FW2021 #MENSWEAR #重點回顧 #MINGSMUSTSEES #DIOR #ERMENEGILDOZEGNA #RICKOWENS #LOUISVUITTON #PRADA
_________________________________
FOLLOW US NOW
➜ WEBSITE www.mings.hk
➜ INSTAGRAM www.instagram.com/mings.hk
➜ YOUTUBE www.youtube.com/mpwmings
runway magazine 在 MING'S Youtube 的最讚貼文
在今年時裝周,不少品牌改以數碼及影像形式展示服裝。
即睇 5 個MUST-SEES SS2021 高訂女裝騷!
#MINGS #MINGSHK #FASHIONSHOW #RUNWAY #SS2021 #重點回顧 #MINGSMUSTSEES #HAUTECOUTURE #FENDI #VIKTOR&ROLF #CHANEL #DIOR #VALENTIONO
相關影片:
MING’S MUST-SEES |FW2021男裝周5大回顧|RUNWAY
https://youtu.be/R2jbbsyz3hs
_________________________________
FOLLOW US NOW
➜ WEBSITE www.mings.hk
➜ INSTAGRAM www.instagram.com/mings.hk
➜ YOUTUBE www.youtube.com/mpwmings
runway magazine 在 Runway Magazine - Home | Facebook 的推薦與評價
RUNWAY MAGAZINE ® is Media Group, specializes on branding, mix-marketing strategies, creation of IMAGE, image consulting, and media production. One of worldwide ... ... <看更多>
runway magazine 在 RUNWAY MAGAZINE ® - YouTube 的推薦與評價
RUNWAY MAGAZINE ® is ultimate luxury magazine, known worldwide produced / published by Eleonora de Gray.RUNWAY MAGAZINE ® started as newspaper in 1995, ... ... <看更多>
runway magazine 在 Runway Magazine (RunwayMagazineOfficial) - Pinterest 的推薦與評價
Runway Magazine | Account of company Official RUNWAY MAGAZINE - media group, trademarks registered. 23/25 rue Jean Jacques Rousseau, 75001 Paris, ... ... <看更多>