BRAND VIỆT NAM LÀM THEO HƯỚNG ARCHIVE THÌ LIỆU NÓ CÓ ĐẮT HÀNG KHÔNG?
[Câu hỏi của bạn Khôi Nguyên]
Đầu tiên là nếu làm bạn buồn thì mình chịu chứ bạn sai, hoàn toàn sai. Thế nào là làm theo hướng archive? Ơ kìa – bạn làm mình cảm giác đầy bất lực như Hàn Mặc Tử vì mình đã từng viết và nói về “Archive Fashion/Thời trang lưu trữ” mà có vẻ như “Nước đổ lá khoai, đàn gảy tai trâu” nên mới có câu hỏi ni.
Sao Khôi Nguyên không đọc bài kĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mơi lên.
Bài ai dài quá chữ chi chít
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Khôi Nguyên hỏi ác quá, nghĩ không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
Cơ sự để bạn hỏi mình như thế là do bạn chưa hiểu đúng nghĩa về “Archive Fashion” hoặc đang bị lầm tưởng về nó. “Archive” là lưu trữ mà lưu trữ í, nó phải có rồi thì mới lưu được đúng không. Như cái cảm giác cuối năm cấp 3, lun run cầm bức thư tình viết tỉ mỉ - gạch xóa chục lần đưa cho Crush/Người mà mình thầm thương trộm nhớ xong Crush nhoẻn miệng thản nhiên “Xin lỗi bro. Tớ đây không thích cậu”. Hận, Buồn, Tủi nhục – cảm giác đó còn đọng lại tới ngày nay. Đó chính là 1 dạng “Lưu Trữ”/ “Archive”
Vậy hà cớ như thế nào mà một brand mới toanh lại có thể làm theo hướng Archive, chưa cần biết đúng sai – bán được hay không nhưng khái niệm của bạn là hoàn toàn sai lầm. Bạn đã bị “Bơm não” bởi những thứ hào nhoáng thời trang ABC – XYZ của mấy cái tạp chí thời trang rồi. Archive Fashion nó không phải là 1 style cụ thể, nó là 1 khái niệm tổng quan.
Mình xin nhắc lại – “Archive Fashion” hay thời trang lưu trữ là bất kỳ trang phục nào, một collection/bộ sưu tập nào được LẤY TỪ QUÁ KHỨ trong biên niên sử làm việc của 1 fashion designer (thông thường là nổi tiếng). Nó có thể là 1 thông điệp hay, nổi bật và đóng góp một phần không nhỏ trong cultural movement (Chuyển biến văn hóa) ở lịch sử văn hóa đại chúng được diễn giải bằng thời trang đến từ một nhà thiết kế cụ thể. Hay là thiết kế của 1 collection/ Bộ sưu tập mang tính lịch sử, đánh dấu một mốc son chói lọi trong sự nghiệp của fashion designer đó với tinh thần tiên phong như avant garde, hoặc cầu kì đến mức mà không ai trong thời điểm đó có thể làm được. Lưu trữ ở đây chính là lưu trữ thông điệp, tuyên ngôn thời trang và thiết kế. Archive Fashion là những món thời trang thể hiện được sự lưu trữ đó.
Nôm na nói cho dễ hiểu là giống như Thú vui Chơi đồ cổ, sưu tầm đồ cổ của những người không trong giới thời trang này. Chiếc bình gốm thời nhà Nguyễn, Tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái với các biểu tượng “Phố Phái” .. là những dạng “Archive Item” vì nó lưu trữ lịch sử và nghệ thuật của văn hóa Việt Nam. Các bạn ngày xưa có chơi tem không? Tem dán bìa thư, tem bưu cục ấy chứ không phải tem bỏ vào lưỡi là tan đâu. Có những con tem được sản xuất giới hạn với 1 thiết kế độc đáo đúng vào năm đó – người sưu tầm tìm mua và lưu trữ con tem đó vì nó chỉ được tung ra vào đúng năm đó với kiểu thiết kế đó. Đó là Lưu trữ - y chang giống với “Thời trang lưu trữ”.
Người chơi “Archive Fashion” thì sao. Về căn bản, người chơi “Archive Fashion” tại Việt Nam mình sẽ chia làm 2 dạng: 1 dạng là vì thực sự thích và 1 dạng là theo phong trào.
“Love it” – Type 1 là những người thực sự yêu thích thời trang lưu trữ. Vì số tiền bỏ ra cho Archive Fashion là không hề nhỏ và thực thà mà nói – dù gì những sản phẩm đó đều là đồ cũ – cũng chẳng ai biết nhiều. Nếu không yêu nó, dành thời và một sự tìm tòi nghiên cứu và săn lùng nó trên các chợ, diễn đàn, mạng, ứng dụng thì mới sở hữu nó được. Nhiều khi có tiền mà chẳng còn mua được cái món mà mình muốn.
“Trend it” – Type 2 là những người dựa vào “Archive Fashion”/Thời trang lưu trữ để build up/xây dựng một bề ngoài “Trông là người hiểu thời trang”. Mình “đã từng” là dạng này nên mình hiểu. Thực ra họ không quan tâm lắm là collection nào, collection nọ - họ chỉ mua brand name theo xu hướng thôi. Cái thời 2017-18, các sự kiện Archive Fashion về Việt Nam cũng gói gọn trong 1 cộng đồng nhỏ nhưng không spread được fashion love tới nhiều người hơn được mà chỉ quy tụ 1 đám Type 2 như mình. Các bạn chưa đủ sức để biến Type 2 -> Type 1 được.
Cho nên mới có việc còn những câu hỏi như trên.
Việc trở thành một nhà sưu tầm “Archive Fashion” hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích và fashion taste/khẩu vị thời trang riêng của các bạn. Có những người thích Rick Owens, có những người thích Issey Miyake hay Yohji yamamoto, Takahiro Yamashita. Có những người thích Rap, thích Kanye West và họ tìm những sản phẩm Merch hay đôi giày mà Kanye West làm ở thời gian đầu tiên. Có những người thích Punk/Rock lại tìm đến Vivienne Westwood với “Seditionaries”. Hay có những người yêu sản phẩm làm bằng leather/da và tìm đến Carol Christian Poell. Tùy sở thích cá nhân.
Nhưng chung quy lại, các sản phẩm “Archive Fashion” đều là mốc son cho sự nghiệp và những thiết kế bùng nổ mà cộng đồng những người yêu thời trang và cả thế giới đều dành sự tôn trọng và kính nể.
QUAY TRỞ LẠI CÂU CHUYỆN – THEO HƯỚNG ARCHIVE?
Đó là 1 câu hỏi sai, câu hỏi đúng nên là “Theo hướng Avant-garde/Punk/Descontruction/Imperfect như collection của Fashion Designer A/B/C nổi tiếng là 1 archive fashion item/collection nào đấy” vì Archive không phải là 1 dạng style, nó là 1 khái niệm mà thôi.
Có dễ bán hay không á? Bạn đừng hỏi mình – hỏi thị trường ấy. Bạn chỉ đang lạm dụng từ Archive để thần thánh hóa sản phẩm mà bạn – đang – tính – làm – mà thôi khi mà bạn còn chưa hiểu rõ về từ này.
Còn để một thiết kế trở thành 1 dạng lưu trữ nó phải khác biệt, phải thực sự có 1 thông điệp khác thường mà chưa ai làm được để người ta công nhận nó, tôn trọng nó, săn lùng nó. Bạn có làm được không – Nếu có, mình sẵn sàng viết bài cụ thể cho bạn luôn.
Chúc bạn thành công.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「seditionaries punk」的推薦目錄:
seditionaries punk 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
“Too fast to live Too young to die”
“Quá nhanh để sống Quá trẻ để chết”.
GD copy?
Hẳn đối với nhiều người thì câu quote trên “Too fast to live Too young to die” quá quen thuộc rồi đúng không nào?
Bingo, đây chính là hình tattoo đầu tiên của Gdragon, trưởng nhóm BIgbang. Thần tượng của bao ông chú, bà cô và nhiều bạn trẻ, không chỉ âm nhạc mà còn về thời trang. Mình lúc chưa biết thì nghĩ rằng đó là câu quote độc quyền của GD, do GD nghĩ ra và cảm nhận cuộc sống của Chí Long rồi làm tattoo lên. Nhưng không, GD đã lấy thẳng tên của 1 cửa hàng làm mưa làm gió tại thời trang thế giới và Punk Rock hồi xưa. Cửa hàng của Malcolm Mcclaren , nơi bán những sản phẩm của ông và vợ mình - fashion designer khét tiếng Vivienne Westwood. Địa chỉ số 430 đường King tại Chelsea, London, UK đã từng là 1 thánh thờ của nhiều kẻ mê nhạc rock và style punk rock. Đây chính là nơi đã bán những sản phẩm đầu tay và original by Vivienne Westwood, trong đó có các sản phẩm thuộc “Seditionaries” (Có bao gồm chú Mickey fuck Minnie).
Năm 1971 - địa điểm mang tên “Paradise Garage” là nơi trú ngụ của Malcolm McLaren và partner Patrick Casey (Phía sau thôi). Nuôi dưỡng đam mê nhạc Rock và muốn thành lập một band nhạc - Mclaren đã lấy luôn “Paradise Garage” để làm nơi phát triển ước mơ của mình - đặt tên nó lại là “LET IT ROCK” kiêm luôn cả bán đồ - và tất nhiên người thiết kế không ai khác, chính là cô bạn gái giáo viên Vivienne Westwood.
Năm 1972 - cửa hàng này đổi tên thành “TOO FAST TO LIVE, TOO YOUNG TO DIE” và tập trung vào việc kinh doanh thời trang dựa vào xu hướng nhạc Rock làm mưa làm gió trên mọi mặt trận. Nhưng sau đó, không lâu cửa hàng này đã đóng cửa bởi trộm cắp và đe doạ từ băng đảng khét tiếng mang tên Teddy Boy. Cái tên “TOO FAST TO LIVE, TOO YOUNG TO DIE “ ra đời từ đây.
1974 - sau khi tu sửa, cửa hàng mở lại và mang tên SEX. Với Vivienne Westwood - SEX là rộng, là không giới hạn giới tính, tuổi tác - do đó đây chính là lúc những sản phẩm như Gay cowboys, Swastikas ra đời.
1975 - Mclaren trở thành manager của ban nhạc huyền thoại Sex Pistols (Tên khai sinh là The STrand). Shop đổi tên thành Seditionaries và design ăn Theo sự bành trướng của nhóm nhạc Sex Pistols.
1980 -1981 - với sự trục trặc trong mối quan hệ của Mclaren và Vivienne, cửa hàng đã hoạt động không ổn định. Cái tên “World’s End” như báo trước kết cục đó.
seditionaries punk 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
Mickey - what're you doing? Why are you running?
Ầy, hẳn mọi người nhìn thấy những artworks trên sẽ nhảy dựng lên - Ối zồi ôi, hình ảnh tuổi thơ của tôi đã đổ nát mẹ rồi - tại sao Mickey, biểu tượng của Disney, lại trông như thằng đập đá hút ke mắt đỏ ngòm. Tại sao Minnie lại nhìn như 1 con slut blowjob Mickey thế kia?
Ghê quá à - tại sao page này lại share những thứ đồi bại, phá hoại tuổi thơ thế kia.
À không - những hình ảnh trên lại là artwork của chiếc áo bán chạy nhất giai đoạn thập niên 80s đấy (Thời kì hoàng kim của Punk Rock). Chiếc áo này là của Vivienne Westwood - một trong những cây đại thụ của làng thời trang thế giới, vượt xa cả những hình tượng mang tính thời đại hiện nay được biết nhiều như Heidi, Virgil (hơi khập tí), Phoebe vì độ điên và những design của bà. Cũng như một câu chuyên dài và phức tạp về tư tưởng thời trang đầy chất “điên” và “Phản ánh thực xã hội” của bà. (Bài này mình sẽ viết rõ ràng sau).
Chiếc áo này được phát hành vào năm 1978 ( 41 tuổi đời) bởi chính tay Vivienne Westwood và người chồng Malcolm Mcclaren thiết kế dựa trên một artist cũng điên không kém - đó là Wallace Allan Wood (hay được gọi là Wally Wood), là ngòi vẽ của nhiều hình tượng nổi tiếng bây giờ (Trong đó có Daredevil). Wally Wood đã thực hiện các hình tượng mang tính “Tình dục, giới tính”/ porno dựa trên các nhân vật có trước, bao gồm có cả các nhân vật iconic của Disney như Mickey và Minnie, Snowwhite and Seven Dwarfs (Bạch Tuyết và 07 chú lùn - sau này Viviene cũng có chiếc áo sử dụng artwork này). 1970s - 1980s, là thời đại của nhạc rock, của punk style, với lối sống tự do, phóng khoáng đến mức buông thả - Vivienne cũng là 1 fashion designer góp phần đẩy mạnh style punk rock lên sàn diễn catwalk với tư tưởng của mình (Heidi phải gọi bằng cụ).
Mickey và Minnie được lấy trực tiếp cảm hứng từ biểu tượng nhạc rock lúc đó chính là thành viên chính của nhóm nhạc rock lừng danh từ UK, Sex pistol, Sid Vicious và bạn gái Nancy Spungen. Nếu ai muốn tìm hiểu thêm về hai nhân vật lừng danh và câu chuyện tình chết chóc và đầy bí ẩn này, có thể theo dõi page Cộng 84 là clip gần đây mình làm dựa trên câu chuyện của Sid và Nancy.
Chiếc áo này là cho line “SEDITIONARIES”, phát hành tại cửa hàng “SEX” do chồng Vivienne Westwood, Mcclaren sở hữu. Nó hot đến mức thời điểm đó, bán sạch trong thời gian ngắn và đến tận bây giờ, vẫn là 1 trong những items khó kiếm và giá cao chua chát cho 1 sản phẩm đã có 41 tuổi đời ( giao động từ 400 euros đến 800 euros).
Fact: Malcolm Mcclaren là quản lí/manager của nhóm nhạc Sexpistol.
Với số lượng vô cùng giới hạn, độ tuổi của chất liệu vải và là sản phẩm original từ Vivienne Westwood, Mickey and Minnie luôn là 1 trong những items được yêu thích đến tận hiện tại của các dân chơi thời trang và bị “Rip-off” hay “Copy-cat” đến thường xuyên.