NHỮNG BÀI HỌC SAU 1 NĂM LÀM VIỆC TẠI AMAZON, MỸ!
Các bạn ơi, có bạn nào quan tâm tới các công ty công nghệ lớn ở mỹ FAANG, bao gồm Amazon không nhỉ. Lương thì cao, văn phòng thì đẹp, cơ hội phát triển cũng vùn vụt nữa, quá tuyệt luôn í. Thế nhưng không biết làm việc ở đây như thế nào nhờ? Mình vừa mới đọc được 1 bài chia sẻ của chị Lan, từng học tại ĐH Hà Nội, học MBA tại Mỹ và đang làm việc tại Amazon, ở Seattle rất rất hay. Mình chia sẻ lại cho các bạn có đam mê với các công ty công nghệ cũng như học tập và làm việc tại Mỹ nhé!
_______________________________________________
Vèo một cái, mình đã sống và làm việc ở đây tròn 1 năm. Ngày 22/7/2019, cả Ngọc và mình chính thức bắt đầu làm việc tại trụ sở của Amazon ở Seattle, Mỹ. Mục đích của chiếc note này là để ghi lại dấu mốc quan trọng này, cũng như để chia sẻ những bài học (cũng hơi hơi) xương máu mà mình đã học được trong 1 năm qua.
1) What got you here won’t get you there (Tạm dịch: ‘Những gì giúp mình đến được đây sẽ không giúp mình đi xa hơn’, hoặc ‘Lúc méo nào cũng vẫn thấy mình ngu’ haha)
Ngày bắt đầu học MBA, lúc viết resume mình hay thường nói về kỹ năng làm việc và phân tích số liệu. Rồi nào là Excel, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, lãnh đạo… Bởi vì với mình đấy là những kỹ năng mình dùng nhiều nhất hồi đi làm ở PwC.
Trong quá trình học MBA, mới biết là có hàng trăm hàng ngàn thằng khác cũng có những kỹ năng như vậy. Xong chúng nó lại còn bỏ túi một đống kỹ năng kiến thức khác: SQL, Python, Tableau… Lúc ấy mình mới bàng hoàng nhận ra mình KHÔNG CÓ CÁI NÀO. Cuối năm 1 đầu năm 2 MBA mới bắt đầu học basic Tableau, rồi Database management. Trong khi các bạn dùng queries để lấy dữ liệu vèo vèo, mình mới chập chững học thế nào là primary key…
Bắt đầu đi làm, mình vào cùng team với một anh hơn mình 10 tuổi. Anh này đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở Whirlpool. Cái trớ trêu là mình và anh ta tuy cách biệt về kinh nghiệm làm việc nhưng lại cùng level cùng team cùng function. Thế là có những lần sếp bảo lấy cho tao dữ liệu này nhé, mình còn đang loay hoay chưa biết lấy ở nguồn nào ra sao (méo hiểu phải join bảng nào với bảng nào hihi) thì anh ta đã lấy xong và làm luôn cả phân tích xong rồi. Nhớ lại không biết bao lần áp lực vì anh bạn cùng team giỏi quá mà đang làm mình phải chạy vào nhà vệ sinh vì suýt khóc ahuhu.
Chưa kể, do đặc thù công việc của mình, mình mới dần hiểu được sự cần thiết của các kỹ năng nghe tên rất mơ hồ như influencing without authority hay leading without authority (tạm dịch: kỹ năng tác động/ảnh hưởng/lãnh đạo khi không có thẩm quyền). Vì Amazon quá lớn và có quá nhiều team to nhỏ làm các nhiệm vụ khác nhau, mình rất thường xuyên phải ‘nhờ cậy’ và xin xỏ nhân lực và thời gian của các team đó để họ hỗ trợ cho công việc và dự án của mình. Mình không phải sếp của họ nên ko thể bắt họ làm cho mình được. Thay vào đó, mình phải học cách trao đổi deadlines, phương thức, thời gian với họ; hiểu những mục tiêu, dự án lớn của team họ; rồi giải thích cho họ tại sao họ cần/nên giúp đỡ mình trong dự án của mình. Từ đó hai bên cùng làm việc và hỗ trợ lẫn nhau. Đây là skill mình thấy khó nhằn ko khác gì SQL, vì chỉ sơ xuất trong quá trình trao đổi giữa các team cũng có thể khiến công việc của mình bị trì hoãn hoặc chệch hướng.
2) Tự thân vận động
Ngày xưa ở PwC, từ khi bắt đầu vào đến khi lên trưởng nhóm, các bước đi trong sự nghiệp luôn rất rõ ràng. Bạn nào vào cũng được phân một nhóm khách hàng. Công việc ai cũng như ai là đi kiểm toán ở công ty khách hàng, thực hiện các thủ tục kiểm toán để đưa ra kết luận cho báo cáo kiểm toán. Các bước làm hay nhiệm vụ đều được xác định từ trước và tuân theo quy chuẩn, cứ thế mà làm thôi.
Khi sang đây, lúc đi tập huấn và làm quen với team, anh sếp bảo “Đấy, mày sẽ giám sát danh mục người bán cho các mặt hàng này. Mày tự tìm hiểu xem vấn đề ở đâu và hướng giải quyết nhé”. Thế là từ ấy con bé tự bơi, tự tìm hiểu xem giờ mình phải làm gì và bắt đầu từ đâu. Thế mới hiểu tại sao mọi người nói, cùng 1 vị trí nhưng có người thăng tiến rất nhanh, có người hết mấy năm rồi vẫn loay hoay ko làm được cái gì to tát. Hoang mang vl. Thậm chí, ở Amazon, đánh giá hàng năm cũng ko có chuyện xem xem có được lên chức không. Nếu muốn được thăng chức, mỗi nhân viên phải tự nói chuyện với sếp là tao muốn năm nay được lên chức, rồi tự viết doc tổng kết và chứng minh là tao đã làm được việc abc xyz và xứng đáng được lên chức. Mình hiểu ra rằng, trách nhiệm phát triển sự nghiệp ở đây không chỉ nằm ở việc làm tốt những nhiệm vụ được sếp giao như hồi mình đi làm ở Việt Nam, mà là bản thân mình phải tự tìm kiếm các dự án nên làm, tự lên kế hoạch ưu tiên dự án nào có tầm ảnh hưởng nhất, và tự vẽ ra hướng đi của riêng mình. Ownership is so much important here.
Tương tự như chuyện tự giao việc cho chính mình trên kia, hầu như tất cả các việc admin phải làm khác cũng phải tự thân vận động. Ví dụ Amazon nổi tiếng là một trong số không nhiều công ty tài trợ làm thẻ xanh cho nhân viên không phải công dân Mỹ, và có một đội immigration team to oành chuyên làm việc đó. Tuy nhiên, công ty sẽ ko mặc định bắt đầu quá trình nộp hồ sơ cho mình. Nhân viên nào cần (mà đứa du học sinh méo nào chả cần hahaa) thì tự phải lên mạng nội bộ của công ty mà tìm thông tin, rồi tự đi mà liên lạc với immigration team để bảo họ bắt đầu làm cho mình.
Mình cảm thấy đây là một nét đặc trưng trong văn hóa công sở bên này. Dù đôi khi (thực ra là rất nhiều khi) nó khiến mình cảm thấy mệt mỏi vì phải bơi giữa một đại dương thông tin, cũng chính nó đã ép mình phải tự lập hơn và sống không chờ đợi hahaha.
3) Định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai:
Có lẽ cũng chính vì được tự ‘phát kiến’ ra những dự án và công việc cần làm như mình nói ở trên, mà mỗi người khi vào công ty, tuy cùng xuất phát ở một vị trí, cũng có thể sẽ đi theo các hướng rất khác nhau. Ví dụ cùng trong chương trình Retail Leadership Development Program (tạm dịch: Chương trình phát triển lãnh đạo trong ngành hàng Bán lẻ) của mình, có 5 vị trí khác nhau và mỗi vị trí lại có cách phát triển sự nghiệp theo chiều ngang hoặc dọc khác nhau (horizontal vs. vertical career development). Có rất nhiều anh chị bạn ở các năm trước chọn không đi lên vị trí lãnh đạo trong track của mình, mà thay vào đó chọn tiếp tục làmL individual contributor (người đóng góp cá nhân) ở các team hoặc các vị trí khác. Để làm được điều đó, mỗi người phải ‘hoạch định’ xem vị trí mà mình muốn hướng tới là gì, các kỹ năng mà vị trí đó đòi hỏi là gì, và làm thế nào để mình có cơ hội luyện tập và học được các kỹ năng đó khi vẫn còn đang ở vị trí hiện tại.
Một ví dụ cho việc này chính là bản thân mình. Mình vào Amazon với vị trí Sr. Category Merchant Manager (tạm dịch Quản lý danh mục người bán). Sau tầm 9 tháng làm việc, mình nhận ra mình muốn dịch chuyển dần sang Product Manager (Quản lý Sản phẩm). Thế là mình đi liên lạc với một số team đang cần tuyển vị trí Product Manager (PM) và… dần dần bị từ chối gần hết. Lý do chính là vì mình chưa có đủ các kỹ năng cần thiết cho 1 PM, điển hình nhất là chưa từng viết 1 proposal/PRFAQ doc nào hết. Sau đó mình đã nói chuyện với sếp và sếp của sếp mình để xin vào làm các dự án yêu cầu phải viết các doc như vậy, tương tự với các dự án của PM, trong team mình. Kết quả là hiện tại mình đang làm việc 50% với vị trí Quản lý danh mục người bán và 50% với vị trí PM Catalog/CX (Quản lý sản phẩm Catalô/Trải nghiệm khách hàng) trong team mình. Mình coi đây là một cơ hội để mình bước 1 chân vào thế giới của PM và dần dần học hỏi thêm trước khi mình có thể chuyển sang một vị trí PM toàn thời gian trong tương lai (fingers crossed!) :D
Tóm lại….
Hồi đại học cứ tưởng thế là học xong. Lúc bắt đầu học MBA cũng tưởng thế này là học nhiều vl rồi cố nốt 2 năm rồi thôi (lol). Cuối cùng, đi làm 1 năm rồi mới thấm thía, sự học thật ra không bao giờ là xong được cả. Dù mình có dành thêm vài năm nữa ở vị trí hiện tại, chắc cũng không thể hiểu hết tất cả mọi thứ về nó (huhu mệt vl). Và dù mình có 5 năm hay 10 năm kinh nghiệm làm việc ở đây đi chăng nữa, nếu 1 ngày nào đó mình từ chối việc học thì đó cũng sẽ là ngày mình sẽ bị đào thải, vì tất cả mng trong team và trong chương trình của mình ai cũng đều như trâu như chó, chưa kể thông minh smart hơn mình... Bài học to nhất rút ra chính là Phải biết yêu việc học và biết yêu công việc của mình. Đồng thời phải tự đi mà tìm cách biến hóa công việc hiện tại để phục vụ cho bước đi tiếp theo của mình, chứ không chỉ dừng lại ở việc làm tốt các công việc hiện tại đó.
Cuối cùng là, để chiếc note này deep hơn 1 chút, mình xin kết bài với một câu quote vu vơ của Brian Tracy: “If you wish to achieve worthwhile things in your personal and career life, you must become a worthwhile person in your own self-development” (tạm dịch: Nếu bạn muốn đạt được những điều đáng giá trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của mình, bạn phải trở thành một người đáng giá trong sự phát triển bản thân của chính bạn).
Chiếc note kết thúc tại đây… Mình lại quay về với cái máng lợn SQL đây các bạn ạ, báo cáo quý 2 vẫn đang chờ đợi….
Nguồn: Lan Mai Le
P.S: Lan làm cùng PwC với chị founder page và chị cũng có giúp bạn ấy review hồ sơ đợt apply MBA đi Mỹ ^^
🚩 Nếu cả nhà cần chuẩn bị tốt nhất cho việc xin các loại học bổng, lớp tìm và apply học bổng HannahEd đã có lịch các lớp tháng 8, 9 đều học t7CN 8/8 và 12/09 nè.
Cả nhà nhận thông tin lớp, Mentor 1-1 & các chương trình khác thì inbox page, email [email protected] hoặc điền link này https://goo.gl/cDZEa1 nhé.
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
<3 Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「self in python」的推薦目錄:
- 關於self in python 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於self in python 在 เกมถูกบอกด้วย v.2 Facebook 的最佳解答
- 關於self in python 在 Milena Nguyen Facebook 的精選貼文
- 關於self in python 在 What is the purpose of the word 'self'? - Stack Overflow 的評價
- 關於self in python 在 Classes in Python - Enrijeta Shino 的評價
- 關於self in python 在 self vs super() "inconsistency" in Python - Software ... 的評價
- 關於self in python 在 Issue #1212 · python/mypy - GitHub 的評價
- 關於self in python 在 Chapter 6 - Object Oriented Programming.ipynb - Colaboratory 的評價
- 關於self in python 在 Python 入門指南- 類別 - 程式語言教學誌FB, YouTube: PYDOING 的評價
self in python 在 เกมถูกบอกด้วย v.2 Facebook 的最佳解答
https://www.humblebundle.com/s…/python-programming-software…
แพ็คใหม่จาก Humble นะครัช ครั้งนี้คือ HUMBLE SOFTWARE BUNDLE: LEARN PYTHON PROGRAMMING WITH PYCHARM รายละเอียดมีดังนี้
.
จ่าย $1 รับ
Python for absolute beginners
Python Tricks Videos
Newbie Bites
10 weeks of Python Morsels exercises
Comprehending comprehensions
PyCharm - 2 months subscription
.
จ่ายมากกว่า BTA รับ
Data-driven web apps with Flask and SQLAlchemy
Functional Programming in Python
40x Bites of Py Bundle
Python for Data Scientists - course
15 weeks of Python Morsels exercises in total
Object-oriented Python
PyCharm - 4 months subscription
.
จ่าย $25 รับ
Adding a CMS to Your Flask Web App
Managing Python Dependencies
60x Bites of Py Bundle
Effective Pandas
25 weeks of Python Morsels exercises in total
Any one (15-week) cohort of Weekly Python Exercise
PyCharm - 6 months subscription
Self Taught Programmer Course
Python Tricks Book
Self Taught Programmer Definitive Programming Professionally
Intermediate Python Programming (2nd Edition)
.
รายละเอียดเพิ่มเติมดูที่หน้าร้านค้า
https://www.humblebundle.com/s…/python-programming-software…
.
อนึ่ง คอร์สสอน
.
อสอง ดีลนี้หมดเวลาในอีก 20 วันกว่าๆ
.
อสาม ก็เป็นคอร์สสอนเกี่ยวกับ Python ล้วนๆ ของบางตัวใน Tier ที่สูงกว่าจะแทนที่ตัวเดิมที่ Tier ต่ำกว่านะ ไม่ใช่ได้หมดทั้ง 3 Tier
.
คอร์สดีราคาถูกแบบนี้
ไม่สอยได้ไงพี่น้องงงงงง
https://www.humblebundle.com/s…/python-programming-software…
-------------------------------
แค่เติมเงินก็ได้ Steam Wallet แล้ว >> GetSteamWallet.com
-------------------------------
Resident Evil 3 ลดเหลือ $31.49 ประมาณ 970 บาท (Steam) ดูที่นี่ - https://bit.ly/346tR0m
self in python 在 Milena Nguyen Facebook 的精選貼文
"I needed a way to compensate for my low self-worth. So I decided that I'd be perfect.
I became a perfect daughter, perfect student, perfect in my work. And got into perfect positions.
It is a good thing to work hard for what you want. But if you're fuelled by insecurity and self-hate, you end up growing a black hole in your chest.
No matter how hard you try, it's never enough. Slowly, the black hole starts to swallow you - the way a python digests its prey - until one day, you wake up wondering why there's none of you left."
---
If you see yourself in my story, you are not alone. Read this heartfelt article to start learning self-love.
self in python 在 Classes in Python - Enrijeta Shino 的推薦與評價
Classes in Python. 1 The self; 2 The init method; 3 accees control; 4 Class variables and Object variables; 5 Inheritance. Classes and objects are the two ... ... <看更多>
self in python 在 self vs super() "inconsistency" in Python - Software ... 的推薦與評價
It allows functions and methods to have the same signature and be used interchangeably. def multiply(a, b): return a * b class Number(int): ... ... <看更多>
self in python 在 What is the purpose of the word 'self'? - Stack Overflow 的推薦與評價
... <看更多>
相關內容