10 BÀI HỌC TỪ COVID
Tuần trước mình có tạo một topic “Bạn học được gì từ đại dịch?”, có rất nhiều bạn chia sẻ ý kiến rất hay. Hôm nay mình xin tổng hợp lại kèm theo những quan sát của chính mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh. Nếu mọi người có trải nghiệm nào hay nữa thì xin đóng góp thêm để mọi người cùng được học hỏi nhe!
1️⃣ Bình tĩnh và sáng suốt trước fake news
Dịch bệnh là lúc mọi thứ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, nhất là về mặt tinh thần. Nhân dịp này, rất nhiều người tự tạo ra tin giả (fake news) chia sẻ trên MXH nhằm rất nhiều những mục đích cá nhân.
Tin giả thường có một công thức là họ dựa trên một sự kiện có thật nào đó, xây dựng chắp vá để nó có tính giật gân, đánh động vào lòng trắc ẩn của con người hay đánh vào nỗi sợ hãi. Nếu bình tĩnh đọc kỹ một tin giả, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra những điều vô lý.
Bình tĩnh và sáng suốt là cách duy nhất để bảo vệ chính mình khỏi những hoang mang của fake news vì đôi khi ngay cả những nguồn tin mà mình cho là đáng tin cậy cũng có lúc sơ xuất.
2️⃣ Sống đơn giản
Thời gian lockdown, chúng ta tự động cắt bỏ hết những nhu cầu không cần thiết: không mua quần áo mới, không mua giày dép mới, không ăn nhà hàng, không đi xem phim…Tất cả chi phí hiện tại chỉ gói gọn trong điện, nước, internet, thuốc men, thức ăn. Vậy mà vẫn sống được!
Việc ít hơn, tiền kiếm được cũng ít hơn nhưng do không tiêu xài hoang phí nên cuộc sống vẫn ổn. Vì ít việc nên mỗi người có dư ra nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình, người thân hay có thể làm thêm những việc mình yêu thích, tự học để nâng cao kỹ năng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Những lúc khó khăn như thế này, khoản tiền tiết kiệm mới thật sự phát huy tác dụng. Nhiều người bị giảm 50% lương hoặc nếu làm tự do thì …chẳng có lương để mà giảm. Nếu không có khoản tiền tiết kiệm nào thì cuộc sống sẽ vô cùng căng thẳng khi vật giá thì leo thang mà nợ ngân hàng vẫn phải trả đều.
Hóa ra, bấy lâu nay, chúng ta gồng gánh vất vả hết quỹ thời gian của mình để phục vụ cho quá nhiều những thứ không cần thiết. Cuộc sống không cần nhiều đến thế. Làm việc ít một chút, tiêu xài ít một chút để tiết kiệm cho những lúc nguy cấp, ta sẽ có thêm thời gian cho sự sống đích thực.
3️⃣ Lòng biết ơn
Lần đầu tiên mình trải qua giai đoạn mà Sài Gòn thiếu thực phẩm, người ta chia cho nhau từng bó rau, con cá. Mỗi ngày nhìn bữa cơm có đầy đủ ba món mà thấy biết ơn vì mình vẫn còn đủ đầy.
Truyền thống đạo Công Giáo luôn cầu nguyện trước khi ăn. Còn mình thì đọc 5 quán của thiền trước khi ăn để tỏ lòng biết ơn và ăn như thế nào cho xứng đáng với thức ăn mà mình nhận được. Nếu bạn không theo một truyền thống tâm linh nào, chỉ cần dành vài giây ngồi thở và khởi lòng biết ơn đến thức ăn trước khi ăn là được.
4️⃣ Rèn luyện kỹ năng sinh tồn
🔅 Mình chưa bao giờ nghĩ có một ngày mình có thể am tường hết từng ngóc ngách của các siêu thị, ở đâu bán cái gì ngon, lúc nào có hàng…Mình tự xây dựng nên được một menu khoảng 14 mâm cơm đơn giản để có thể tự nấu và thay đổi món hàng ngày (có tham khảo từ các chị hay nấu ăn). Lúc trước, mình hay vò đầu bứt tóc tự hỏi “tối nay ăn gì?” rồi ào ra đường tìm chỗ ăn. Nhưng bây giờ, menu mỗi ngày được lên 1 tuần trước đó, tối hôm nay thức ăn đã được chuẩn bị sẵn cho ngày mai. Cuộc sống được well planned một cách “đáng sợ”. Mình tự hỏi “mình của ngày xưa” đã đi đâu mất rồi…
🔅 Xếp hàng nơi công cộng cũng là một kỹ năng sinh tồn quý giá. Mỗi tuần mình đi siêu thị một lần. Để vào được siêu thị thì mọi người phải xếp hàng khoảng 15 phút. Hàng dài gần 300m, ai cũng trật tự, im lặng, không ai (dám) nói chuyện với ai, lẳng lặng di chuyển khi tới lượt mình. Khi thanh toán tiền cũng vậy. Đâu phải chỉ người Nhật mới có khả năng xếp hàng!
🔅 Lắng nghe cơ thể là một trải nghiệm thú vị. Khi thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột (từ hoạt động bên ngoài nhiều sang việc chỉ ở nhà), cơ thể sẽ có những phản ứng như bứt rứt, bồn chồn, tay chân thừa thãi, cảm thấy mất tự do…ở trong nhà lâu quá cũng gây ra cảm giác đau đầu (do thiếu oxy, máu huyết kém lưu thông), mệt mỏi, uể oải, kém minh mẫn, dễ cáu gắt. Khi ta biết lắng nghe, mỗi khi cơ thể có sự khó chịu tức là nó đang kêu cứu. Đừng ngồi lì một chỗ, hãy ra ban công hít thở mỗi sáng, phơi nắng, tự tập các bài thể dục để ra thật nhiều mồ hôi mỗi ngày. Vận động cơ thể sẽ làm sinh ra nhiều hormone endorphin, đây là một hormone “hạnh phúc” giúp tâm trạng vui vẻ.
🔅 Ở nhà cũng là một cực hình đối với những ai không chịu được việc sống một mình. Lúc này, chỉ còn một cách là tự tạo niềm vui cho mình thôi. Mình hay bày ra nhiều thứ để làm như học online, đọc sách, cắm hoa, sửa đồ hư trong nhà, học đàn…cứ làm liên tục và chăm chú, thời gian trôi qua rất nhanh. Đừng để thời gian trôi qua vô ích. Hãy sống một mình nhưng không nhất thiết phải cô đơn!
5️⃣ Nhận sai lầm và nói lời xin lỗi
Khi dịch Covid đợt này bùng phát và ảnh hưởng nặng nề nhất từ trước tới giờ, bí thư TPHCM Nguyễn Văn Nên đã xin lỗi nhân dân vì những lúng túng của ban lãnh đạo. Mình vô cùng cảm động trước hành động này của bác.
Virus biến thể liên tục và chúng ta phải chạy theo, nghiên cứu để làm quen với nó. Mọi thứ đều mới mẻ nên chắc chắn sẽ có sai lầm không tránh khỏi. Chỉ mong tất cả mọi người hãy đóng góp ý kiến với tinh thần xây dựng, bao dung để chúng ta sớm trở lại cuộc sống bình thường.
6️⃣ Nông nghiệp cần được coi trọng nhiều hơn
Trong đại dịch này, khi tất cả mọi người cùng ở nhà, thì có hai đối tượng sống thoải mái nhất, đó là giới siêu giàu và người nông dân. Người siêu giàu thì dễ hiểu rồi vì điều kiện sống của họ quá đầy đủ, nhà rộng như resort thì tha hồ sống chậm. Còn người nông dân, tuy không giàu bằng nhưng cuộc sống của họ có nhiều đặc điểm của giới siêu giàu.
🔅 Không gian sống rất rộng rãi và gần gũi thiên nhiên.
🔅 Sống cách xa thành phố náo nhiệt, dân cư thưa thớt, dịch rất khó phát tán.
🔅 Chủ động được lương thực vì bước ra khỏi cửa nhà là có đồ ăn sẵn, rất tươi ngon và organic.
Có thể nói, trong lúc nhiều người dân thành phố khó khăn vì thiếu lương thực trong lúc giãn cách xã hội thì người nông dân vẫn rất thoải mái, cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng nhiều (có chăng khi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng thì hàng nông sản khó tiêu thụ hơn).
Nhìn rộng ra hơn một chút, các quốc gia tuy giàu có, công nghệ cao nhưng không thể canh tác nông nghiệp như Singapore sẽ gặp rất nhiều khó khăn về lương thực khi có bất cứ khủng hoảng nào ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
7️⃣ Cái gì rồi cũng qua, nhưng nó qua như thế nào là do chúng ta
Nhìn lại lịch sử, loài người đã trải qua nhiều đại dịch như sởi, cúm, dịch hạch, lao, HIV…đại dịch nào cũng có điểm khởi đầu, bùng phát rồi suy tàn. Hoặc là chúng mất đi hoặc là con người học được cách sống chung trong hòa bình.
Thành, trụ, hoại, diệt là một quy luật luôn đúng cho tất cả sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Đại dịch Covid cũng không nằm ngoài quy luật đó, rồi một ngày nó sẽ chấm dứt.
Nhưng nó chấm dứt như thế nào mới là điều chúng ta quan tâm: chấm dứt trong bình an, vui vẻ, yêu thương, ít tổn thất nhất có thể hay chấm dứt trong hoảng loạn, sợ hãi và tuyệt vọng? Đó là hai lựa chọn mà chúng ta hoàn toàn có thể quyết định được.
8️⃣ Yêu thương Trái Đất
Không chỉ loài người mới có ngôn ngữ mà tất cả giống loài khác đều có ngôn ngữ. Chỉ cần tĩnh lặng quan sát, con người sẽ nghe được thứ ngôn ngữ vô thanh ấy.
Trái Đất là một sinh vật sống. Nếu Trái Đất là một khối đá vô tri thì làm sao có thể sinh ra muôn loài, từ loài bé nhỏ như con sâu, cái kiến, loài không thể nhìn thấy bằng mắt thường như virus, vi khuẩn đến các bậc thánh nhân như Phật Thích Ca, Jesus Christ, thiên sứ Muhammad, Mahavira… Bà ta có ngôn ngữ riêng được thể hiện qua mưa gió, sấm chớp, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, dịch bệnh…Cứ nhìn xung quanh là ta sẽ hiểu được Bà vui vẻ hay phẫn nộ.
Khoảng vài chục năm gần đây, Bà ta phẫn nộ hơi nhiều. Đàn con hơn 7 tỉ người của bà đang làm ô nhiễm, kiệt quệ ngôi nhà đẹp đẽ mà chúng đang ở, chúng đang đầu độc chính bản thân chúng. Đàn con này cần được thức tỉnh tập thể để nhận ra sai lầm và sửa sai để đảo ngược lại quá trình nóng lên của địa cầu.
Đại dịch Covid là một trong những “wake-up call” như thế. Hãy thức tỉnh và yêu thương Trái Đất bằng những thay đổi từ nhỏ bé như: tiết kiệm điện, nước; phân loại rác thải; hạn chế túi nilon; trồng cây xanh… cho đến to lớn hơn, mang tầm quốc gia như đầu tư hệ thống xử lý rác thải; trồng và bảo vệ rừng; phát triển năng lượng sạch; bảo vệ động vật hoang dã…
Chúng ta là một với hành tinh xinh đẹp này, là một với 7 tỉ người bất kể sắc tộc, màu da (vạn vật đồng nhất thể). Hãy nhìn lại xem, Covid xuất phát từ thành phố Vũ Hán nhưng hiện nay không quốc gia nào là không có sự hiện diện của nó. Vấn đề của một người chính là vấn đề của tất cả mọi người. Tất cả mọi người có khỏe mạnh thì bản thân ta mới khỏe mạnh được.
Mời các bạn xem phim tài liệu “A Life on Our Planet” của sir David Attenborough trên Netflix để hiểu rõ hơn thực trạng hiện tại của Trái Đất và những giải pháp rất rõ ràng, dễ hiểu mà ông đưa ra để cứu lấy sự sống qua những thước phim tài tình và giàu lòng trắc ẩn (xem link dưới comment).
Cho tới một ngày, khi rừng không còn cây xanh nào, khi biển và các dòng sông không còn con cá nào, thì con người sẽ biết rằng chúng ta không thể ăn tiền mà sống được.
9️⃣ Thăng tiến tâm linh
Rất nhiều người bạn xung quanh mình đã bắt đầu tìm hiểu về Phật pháp, nghe pháp thoại, thực tập thiền…và cảm thấy cuộc sống có nhiều thay đổi tích cực. Giãn cách là thời gian lý tưởng để mỗi người quay vào bên trong, tìm lại cuộc đời mà mình đã đánh mất.
Đứng trước những thứ vượt ngoài tầm tay, con người bắt đầu biết sợ và có một nhu yếu muốn được biết về thế giới đằng sau những thứ đang hiện hữu trước mắt. Họ muốn tìm cách cứu chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã gây nên.
Các khóa tu cũng chuyển từ offline sang online để phù hợp với hoàn cảnh. Công nghệ không phải là thế mạnh của các sư thầy, sư cô nhưng họ đã dấn thân vào một cuộc chơi mới không kém phần thử thách. Cứ vừa làm vừa học, rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy. Các khóa tu online có khi lên đến 900-1000 người tham dự cùng lúc, tạo nên một nguồn năng lượng tu tập hùng hậu hơn cả khi chưa có dịch (bình thường các tu viện chỉ đủ chỗ cho 300-400 thiền sinh).
Cám ơn công nghệ đã phá đi những rào cản về không gian, thời gian. Có thể nói, chưa bao giờ điều kiện tu học lại thuận lợi như hiện tại. Chỉ cần gõ vài từ khóa, vũ trụ sẽ gửi đến tất cả những gì bạn cần thông qua youtube, facebook, instagram…Hầu hết các vị thầy tâm linh có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới đang còn sống đều có kênh youtube riêng hoặc hiện diện trên các trang mạng xã hội.
Nước Mỹ là một quốc gia giàu có bậc nhất về vật chất, nhưng trên tờ tiền của mình, họ luôn in dòng chữ “In God We Trust”. Đời sống tâm linh phải đi đôi với đời sống thế tục là cách chúng ta khám phá hết những tiềm năng ẩn chứa bên trong.
🔟 Một cuộc đời bình thường là hạnh phúc
Một người bệnh tim, trái tim có thể dừng đập bất cứ lúc nào, ước mơ của họ chỉ là có một trái tim bình thường như bao người khác.
Khi ở trong nhà hàng tháng trời, chúng ta chỉ mong có một cuộc sống bình thường như lúc trước.
Khi có quá nhiều điều kiện để hạnh phúc, ta hay quên và nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên. Ta lại chạy đi tìm hạnh phúc ở những điều xa vời, viễn vông, vô thực (như lá diêu bông chẳng hạn).
Chỉ cần một chút tỉnh thức, hạnh phúc lập tức ngập tràn.
#covid19 #lifestyle #tambui
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過433萬的網紅Nguyễn Hương Ly Official,也在其Youtube影片中提到,#HuongLy #NeuCoKiepSau #NCKS NẾU CÓ KIẾP SAU - HƯƠNG LY | OFFICIAL MUSIC VIDEO Giám đốc sản xuất: Nguyễn Tuấn Hưng Composer: Kim Kim - Gà Producer: D...
tambui 在 Facebook 的最佳解答
MỘT CÂU CHUYỆN THIỀN
Thiền sinh ở một thiền viện nọ đến gặp sư phụ của mình buổi cuối cùng sau 20 năm tu tập. Có chút hồi hộp, chút bâng khuâng vì anh nghĩ rằng sau buổi hôm nay mình sẽ không còn được bên sư phụ nữa. Đến cửa phòng, anh nhẹ nhàng xếp đôi guốc mộc và cái ô bên cửa, chỉnh đốn lại quần áo rồi bước vào.
Sư phụ chào anh bằng nụ cười hiền hậu, cả hai cùng im lặng trong một khoảng, rồi sư phụ hỏi thiền sinh:
- Ngoài trời đang mưa hả con?
- Dạ, ngoài trời đang mưa.
Sư phụ hỏi tiếp:
- Khi đến đây con cầm theo ô chứ?
- Dạ con mang theo ô khi đến đây, con để nó ngoài cửa.
Sư phụ hỏi tiếp:
- Khi xếp ô ngoài cửa, con đặt ô ở bên trái hay bên phải đôi guốc của con?
Thiền sinh mấy lần định trả lời, rồi lại không trả lời, anh ta không chắc chắn về vị trí của cái ô ngoài cửa. Anh ta lặng cúi chào sư phụ và quay về nơi ở của mình trong thiền viện. Anh tiếp tục thêm 10 năm nữa bên sư phụ trước khi xuống núi.
P/s: hình chụp Hwang sư phụ ở sông Li, Quế Lâm, Trung Quốc
Link bộ ảnh: https://bit.ly/2SzHpjz
#zen #zenstory #meditation #lifestyle #photography #tambui
tambui 在 Facebook 的最佳解答
MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG
Hôm nay mình xin chia sẻ lịch sinh hoạt trong một ngày của mình. Việc ngồi gõ máy tính để làm lịch rất nhanh, tốn khoảng 30 phút là xong. Nhưng để sống được với cái lịch này, mình đã phải mất rất nhiều năm để xoay chuyển mọi thứ xung quanh cho khớp với nó.
Trong một bài viết về việc dậy sớm (Bình minh thức giấc https://bit.ly/3w50jgy), mình đã từng chia sẻ về lịch sinh hoạt một ngày của mình. Nhưng trong bài đó, chủ yếu mình tập trung vào cách tập dậy sớm và đi ngủ sớm. Còn trong bài này, mình sẽ đi chi tiết hơn về các hoạt động hàng ngày theo từng giờ.
Lúc retreat ở Làng Mai, mình có ghi lại hết lịch sinh hoạt, cách đi, đứng, nằm, ngồi…của mọi người ở đó. Khi về nhà, mình dựa trên lịch này để thay đổi cho phù hợp với cuộc sống bên ngoài nhưng vẫn cố gắng giữ lại cốt lõi của sự thực tập.
1️⃣ Sáng
- 5 giờ: dậy, vệ sinh cá nhân. Khi rửa mặt, nhớ nhìn vào gương và cười với chính mình một nụ cười từ tâm. Vận dụng luật hấp dẫn, khi khởi đầu một ngày mới bằng nguồn năng lượng vui vẻ, cả ngày của bạn sẽ gặp nhiều may mắn. Uống 2 ly nước ấm (nếu có pha một chút giấm táo thì tốt).
Uống nước từ từ, thong thả. Sau đó tập thở bụng ít nhất 30 lần. Hít vào, phình bụng to. Thở ra, dùng cơ bụng ép sát đẩy hết không khí ra ngoài. Cách thở này mình học của thầy Tâm Thành, nó giúp nâng dung tích phổi, lấy được nhiều oxy cho cơ thể hơn. Mặt khác, việc co bóp vùng bụng giúp massage ruột già và trực tràng. Khu vực này chứa chất thải, khi được co bóp, chất thải bên trong không bị ứ đọng mà dễ dàng luân chuyển.
Hai ly nước ấm giúp tạo một áp lực đẩy chất thải từ ruột già ra ngoài. Động tác thở bụng càng hỗ trợ chất thải ra ngoài hanh chóng. Khoảng 10 phút sau khi thực hành hai bước này, các bạn sẽ có cảm giác cần đi vệ sinh và bắt đầu hành sự. Việc đi vệ sinh nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 5-7h sáng, vì đây là giờ hoạt động của ruột già.
Kèm với nhai kỹ ít nhất 30 lần trước khi nuốt, ăn no 80% bụng, thì cách uống nước và thở bụng này là phương pháp điều trị bệnh táo bón đỉnh cao nhất mà mình từng biết. Có khá nhiều bạn nhai không kỹ hoặc ăn quá nhiều làm ruột già, trực tràng quá tải, trở nên tắc nghẽn. Đặc biệt khi thay đổi môi trường sinh hoạt đột ngột như đi du lịch, cơ thể nhạy cảm hay phản ứng gây táo bón. Nhiều bạn tận 2-3 ngày không đi vệ sinh được mỗi lần du lịch xa, rất có hại cho sức khoẻ.
- 5 giờ 30: ngồi thiền 30-40 phút. Tại sao nên thiền vào thời điểm này? Đây là lúc mặt trời sắp mọc. 1 tiếng trước và sau khi mặt trời mọc (hoặc lặn), nguồn năng lượng tự nhiên của trời đất đạt mức cao nhất. Các vị thầy đã biết cách nương theo nguồn năng lượng này mà thực tập để đạt hiệu quả. Nên chúng ta cũng tập theo các thầy. Theo cảm nhận cá nhân mình, lúc sáng sớm thì không gian xung quanh tĩnh lặng, không khí trong lành, mát mẻ, làm cho sự tập trung tĩnh tâm rất dễ dàng.
- 7 giờ: ăn sáng. Nếu đã tự chuẩn bị thức ăn sáng ở nhà từ đêm trước thì buổi sáng sẽ tốn rất ít thời gian. Đồ ăn sáng nên nhẹ nhàng, đủ dinh dưỡng. Nên bổ sung các loại hạt như hạt óc chó, hạt dẻ, hạt điều, yến mạch, quả blueberry… Những loại quả và hạt này rất nhiều đạm, vitamin, chất xơ… giúp hỗ trợ trí nhớ rất tốt.
- 7 giờ 30: hút bụi, lau dọn nhà cửa. Mỗi ngày mình đều làm việc này. Vì nhà mình có 3 con mèo, tối nào chúng nó cũng tổ chức đua xe công thức 1 nên lông bay khắp chốn. Một ngày mà không dọn thì không sống nổi. Bí quyết là khi quét hoặc lau nhà, cứ làm thong thả và đừng mong chờ mau xong để làm việc khác. Vì khi mong chờ như thế, việc quét dọn trở thành một cực hình. Còn khi thong thả làm, không nôn nóng, tự dưng bạn sẽ cảm thấy tận hưởng, thích thú. Lau dọn nhà là một pháp môn tu tâm tuyệt vời, giúp ta nuôi dưỡng được sự điềm tĩnh, tỉ mỉ và thảnh thơi.
- 8 giờ: đi chợ. Nhà mình gần chợ nên mình đi chợ mỗi ngày để đồ ăn luôn tươi mới. Nếu nhà bạn xa chợ hoặc siêu thị, có thể 1 tuần đi chợ 2-3 lần, trữ thức ăn trong tủ lạnh. Về nhà, đồ ăn nào cần tẩm ướp thì mình làm trước và để đó cho thấm. Rau cần rửa thì rửa luôn.
- 9 giờ: làm việc. Công việc của mình làm qua mạng là chủ yếu nên chỉ cần một chiếc máy tính, bàn làm việc và không gian mát mẻ, yên tĩnh là được. Trước khi làm việc, mình hay uống tí trà cho có cảm hứng, bật những bài nhạc mang nhiều năng lượng tích cực để đẩy mood lên. Khoảng 30 phút warm up như vậy thì làm gì cũng nhanh chóng, dễ dàng. Việc quan trọng và cần sáng tạo, cảm hứng thì mình luôn làm vào lúc này. Buổi sáng, đầu óc đang ở trạng thái tỉnh táo nhất, và năng lượng đầu ngày cũng ở mức cao.
- 11 giờ: nấu ăn. Học nấu ăn cũng là một pháp môn tu sửa thân tâm. Biết nấu cho mình một bữa ăn ngon, tổ chức nhà bếp thật gọn gàng, ngăn nắp và khoa học, biết ăn cái gì là tốt cho cơ thể…là cách để kéo dài hạn sử dụng của thân vật lý này. Cơ thể có khoẻ thì tinh thần mới minh mẫn, mới có khả năng học tập lâu dài. Mình đang nghiên cứu nhiều trường phái về dinh dưỡng và các cách nấu ăn phù hợp với người sống độc thân hoặc gia đình nhỏ ở thành phố có cuộc sống bận rộn. Khi nào hoàn thành mình sẽ có bài viết chia sẻ với mọi người.
2️⃣ Trưa
- 12 giờ: ăn trưa
- 13 giờ: ngủ khoảng 30 phút
- 13 giờ 30: làm việc. Lúc này, mình sẽ làm những việc ít quan trọng hơn như trả lời email, báo giá cho khách hàng…
- 16 giờ: tập gym, yoga hoặc chạy bộ. Vận động giúp điều hoà khí huyết, đả thông kinh mạch, mang đến cảm giác tỉnh táo, đầy sức sống. Vận động cũng giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
3️⃣ Chiều
- 17 giờ: ăn chiều. Sau khi vận động xong, tắm rửa sạch sẻ rồi bắt đầu ăn chiều. Mình tắm sớm trước khi ăn, vì nếu để sau khi ăn thì mình hay lười. Tắm về đêm không tốt cho sức khoẻ. Mình hoàn thành ăn chiều trước trễ nhất là 18 giờ 30, cố gắng sớm hơn càng tốt. Sau 19h thì không ăn gì nữa, chỉ uống nước. Mình ăn sớm để thức ăn kịp tiêu hoá, cơ thể nhẹ nhàng trước giờ thiền buổi tối.
4️⃣ Tối
- 20 giờ: ngồi thiền 30-40 phút. Nếu giờ thiền buổi sáng giúp mở đầu một ngày mới đầy năng lượng thì giờ thiền tối là lúc để quét dọn hết những tạp niệm của một ngày làm việc. Trong một ngày dài, chắc chắn sẽ có lúc chúng ta muộn phiền, bực bội hay căng thẳng do các mối quan hệ, công việc, chuyện trò…sinh ra nhiều rác tiềm thức. “Quét rác” trước khi ngủ, đặt mọi lo toan, tính toán đời thường xuống để bước vào giấc ngủ dễ dàng và trọn vẹn hơn. Hai giờ thiền sáng và tối như hai chốt hải quan nghiêm ngặt giúp giữ tinh thần của chúng la luôn ở mức cân bằng.
- 21 giờ: đọc sách tới lúc buồn ngủ thì ngủ luôn trên giường :))
🌎 Nhìn chung, lịch hoạt động khá nhiều vào buổi sáng, thưa dần khi về đêm. Nên buổi sáng là thời điểm quan trọng nhất trong một ngày, chúng ta nên chuẩn bị thật tốt.
🌎 Ngày lười biếng:
Trong tuần, mình áp dụng lịch sinh hoạt này suốt 6 ngày. Mình dành 1 ngày để nghỉ ngơi, gọi là lazy day, vào ngày thứ 7. Trong ngày này, mình không thiền, không đọc sách, không nấu ăn, hạn chế dùng điện thoại. Nói chung là nghỉ ngơi, thư giãn, đi cafe hay shopping, coi phim…
Mình chọn thứ 7 vì đây là ngày mình thấy thư thả, an toàn nhất. Thư thả vì đó là ngày cuối tuần, ai cũng nghỉ ngơi, khách hàng cũng nghỉ ngơi và không liên hệ công việc với mình. An toàn là vì mình biết còn một ngày Chủ Nhật phía trước nữa, nên tâm lý thả lỏng rất triệt để. Chủ Nhật là ngày nghỉ ngơi không sâu vì có một tâm lý lo lắng ngày thứ 2 sắp tới.
Mình bắt đầu làm việc lại vào Chủ Nhật, có thể số lượng công việc bằng 1/2 ngày thường nhưng mình vẫn bắt đầu làm. Chủ yếu là chuẩn bị cho những thứ sắp diễn ra trong tuần tới để buổi sáng thứ hai giảm tải được áp lực công việc hơn.
🌎 Tinh tấn
Có một câu này rất đúng với tinh thần thiền: gieo ý nghĩ gặt lời nói, gieo lời nói gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận. Mình từng nghĩ, tính cách và số phận con người do trời sinh ra, có sao là vậy rồi, làm sao mà đổi được. Nhưng nếu nhìn vào cách vận hành phía trên, tâm (ý nghĩ) chính là cái tạo nên số phận. Thay đổi cách nghĩ sẽ kéo theo một loạt những thay đổi khác. Lịch sinh hoạt hàng ngày này chính là sự thay đổi ở tầng hành động để mình tái lập lại những thói quen mới, tính cách mới.
Khi thay đổi một thứ gì, mình luôn thay đổi rất chậm, mỗi ngày một ít nhưng thực hiện đều đặn, không bỏ ngày nào. Đây là ý nghĩa của từ “tinh tấn”. Nếu vội vàng làm quá nhiều cùng một lúc, cơ thể sẽ không thích ứng kịp và sinh ra “sốc phản vệ”, gây căng thẳng, mệt mỏi, dễ nản chí. Số lượng không quan trọng bằng sự đều độ, mỗi ngày thực hiện một ít thật chậm rãi, thảnh thơi, bạn sẽ hoàn thành mục tiêu lúc nào không hay.
#meditation #zen #lifestyle #wellness #tambui
tambui 在 Nguyễn Hương Ly Official Youtube 的最佳貼文
#HuongLy #NeuCoKiepSau #NCKS
NẾU CÓ KIẾP SAU - HƯƠNG LY | OFFICIAL MUSIC VIDEO
Giám đốc sản xuất: Nguyễn Tuấn Hưng
Composer: Kim Kim - Gà
Producer: DinhLong
Mix & Master: Dương Minh Thắng - Sơn Sảng (Thắng Studio)
Nghe audio độc quyền tại NhacCuaTui: https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/neu-co-kiep-sau-huong-ly.ERV3kZbvf716.html
Hương Ly xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ BD Media, Nhaccuatui, TikTok, Light Spark, Acne Doctor và đặc biệt là game Tuyệt Kiếm Cổ Phong (MoMo x SohaGame) đã đồng hành cùng Ly trong dự án lần này:
Tải ngay game Tuyệt Kiếm Cổ Phong để nhận về những phần quà giới hạn, Siêu phẩm nhập vai được đầu tư nhất 2021 http://tuyetkiem.vn/rd/huongly
Tải ngay Ví MoMo để thanh toán khi nạp game Tuyệt Kiếm Cổ Phong và nhận hàng ngàn ưu đãi siêu giá trị! http://bit.ly/MoMoxHuongLy
Lyric:
Nếu có kiếp sau, mình sẽ bên nhau đúng không anh?
Hay giấc mơ ngày xưa vẫn không thành?
Chẳng nói nên lời, hoàng hôn cuối gốc trời.
Nơi mình mãi chẳng thể chạm tới.
Nếu có kiếp sau, mình chẳng xa nhau đúng không anh?
Hay chiếc là ngoài kia vẫn xa cành?
Bóng nắng lưng đồi, có chút bồi hồi
Nhẹ nhàng lau giọt nước mắt rơi vội.
Tiếng ai hát à ơi ơi à, văng vẳng trong đêm trường xót xa
Cuộc đời có mấy khi trọn vẹn như ta nghĩ
Cứ ngỡ mình sẽ ở bên nhau trọn đời
Nắng khuất lấp ở sau lưng đồi
Tô vẽ nên bóng hình lẻ loi
Cả một trời cỏ hoa, quay lại chẳng thấy người
Mình em vẫn đợi ai ở phương xa
Nếu có kiếp sau, cầu mong quê hương chẳng chiến chinh!
Để dấu chân người đi không vương tình.
Ánh trăng vàng giữa gió ngàn
Cùng hồn em đến bên cạnh chàng.
PRODUCED BY LIGHTSPARK
Director: Phi Long
DOP: Tâm Bùi
Producer: Duy Nocturne
CamOp: Nhật Tân, Tâm Bùi
Focuspuller: Vinh Nguyễn
AC Hùng Nguyễn
Gaffer: Hậu Nguyễn
Starring: Hương Ly, Kha Vũ
P.A: Huỳnh Nhi, Hình Tú Quỳnh, Bảo Trâm
SETDESIGN Đặng Vũ, Phương Tuấn
BTS: Tiến Hưng
Makeup Tuấn Anh - Lý Lương - Nhi Hà
DIT: Khôi Trần
Photographer: Huy Nguyễn
Stylist: Thanh Tâm
Stylist Assistant: Nhựt Quốc - Khánh Vy
Talent Manager: Đinh Hoa
Vision: Hiếu Thuận
Editor: Tâm Bùi
VFX: Nhật Tân, TamBui
Colorgrading: TamBui
Poster Jack
Catering Cô Chi
Partnership Management: Phạm Hải Yến
"Nếu có kiếp sau" đã có trên TikTok mọi người cùng quay video nhé:
#1 https://vt.tiktok.com/ZSJPEdNQS/
#2 https://vt.tiktok.com/ZSJPE2rEg/
More information about Nguyễn Hương Ly :
► INSTAGRAM: https://www.instagram.com/nguyenhuongly.official
► FACEBOOK CÁ NHÂN: https://www.facebook.com/huongly.nguyen.5
► FANPAGE: https://www.facebook.com/nguyenhuonglyofficial/
► SHOP THỜI TRANG SAM'S KID CỦA LY: https://www.facebook.com/samskid126
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Hương Ly Official và METUB Network
© Copyright by Nguyen Huong Ly Official & METUB Network ☞ Do not Reup!
Liên hệ tài trợ, hợp tác:
? HOTLINE: 0982.90.8888
? Contact Email: [email protected]
tambui 在 ⁴ᴷ⁶⁰ Walking New Taipei City, Taiwan : Tamsui (Old Street ... 的推薦與評價
A walk in the Tamsui District of New Taipei City. I walk through the Tamsui Old Street and Waterfront areas.From Wikipedia:" Tamsui District ... ... <看更多>
tambui 在 淡蘭道Tamsui-Kavalan Trails - Home | Facebook 的推薦與評價
淡蘭道Tamsui-Kavalan Trails. 14358 likes · 24 talking about this. 一群喜愛淡蘭旅遊的同好,分享淡蘭道上的美景、故事,把淡蘭古道走回來~ ... <看更多>